Navbar


New: Biggest Hiphop News in Vietnamese - DUNKARE MAGAZINE [ Click here to visit ]

Friday, October 8, 2010

Thằng nhạc sĩ tồi

Nhân đọc bài "Khi Đặng Thái Sơn không thể 'địch' lại Hương Lan, Tuấn Vũ", lời tâm sự của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, do H. Hương Giang ghi, tôi dự định viết lời bình trên blog UPstudio, nhưng lại nghĩ đây chỉ là bài sưu tập của anh Trãi, nên định chạy qua TuanVietnam.net thì thấy nhiều người đã bình còn "ác liệt" hơn mình. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi quyết định viết lại trên blog của mình, để có thể nói thẳng, nói thật hơn. Viết bên ngoài mắc công vòng vo.

Đây là bài gốc : "Khi Đặng Thái Sơn không thể 'địch' lại Hương Lan, Tuấn Vũ"

Tôi không bàn sâu, chỉ nói một vài điểm chính.
Như vậy, "sự kiện âm nhạc" nổi bật trong thời gian trước thềm Đại lễ lại là những đêm nhạc "Sến" của Hương Lan, Tuấn Vũ (!!!) Những chuyện này trước đây không thể xảy ra.

Nếu nhạc sĩ nói như thế, thì danh hiệu "Ông hoàng dĩa nhựa" ở đâu ra, nó nằm trong nhạc gì? Và theo tôi được biết, thì ngày xưa, người ta viết và hát cải lương bằng cả con tim, và người dân đi xem cải lương như trẩy hội. Nhạc vàng cũng thế. (Không như thứ nhạc cải lương hiện nay đâu.)

Nhạc Hương Lan, Tuấn Vũ không phải là nhạc rác. Tại sao người ta gần đây đổ xô nghe họ đến độ chính họ còn không tin nỗi? Có phải vì chỉ với những ca từ giản đơn mộc mạc đó mà người ta còn tìm lại được chút gì đó quê hương, chút gì còn sót lại của Việt Nam.

Thử nhìn dàn ánh sáng kệch cỡm đang phá nát cái đẹp của Hồ Gươm kìa. Tôi không thích Hà Nội, nhưng rõ ràng tôi công nhận vẻ đẹp cổ kính của Hồ Gươm là đẹp. Nhìn là nhận ra ngay đó là Hồ Guơm của Hà Nội. Còn dàn đèn kia? Bất kỳ vũ trường ở bất kỳ thành phố nào, cũng có.

Bài viết này đưa ra một sự so sánh khập khiễng, khi so sánh hai dòng nhạc thực sự khác biệt với nhau. Mỗi một dòng nhạc, có nét đặc trưng, có cái hay cái đẹp riêng. Nếu không có, nó sẽ không thể tồn tại qua bao nhiêu cấm đoán, bao nhiêu thử thách. Bản thân nhạc vàng là thứ nhạc không được "khuyến khích". Nếu người dân không yêu mến nó, thì với một dòng nhạc không được quảng cáo, không được PR, hay marketing mà vẫn tồn tại qua hàng mấy thập niên, thì đó là một điều thần kỳ. Không có sự ủng hộ của người dân dành cho nhạc vàng, thì nó đã không sống được tới ngày hôm nay.

Tôi không phủ nhận giá trị của nhạc cổ điển, tôi không đánh giá thấp Đặng Thái Sơn. Nhưng họ có vị trí của họ. Trong xã hội, có nghề nghiệp chuyên môn riêng, mỗi người một vị trí. Không thể nói nghề tôi cao quý, nghề anh thấp hèn. Một thằng quan ăn hối lộ, đút lót, xà xẻo tiền của dân mà nghe nhạc Đặng Thái Sơn thì thành thanh liêm, thành ra có đạo đức à? Một thằng vô lại chơi nhạc Bach thì thành trí thức à? Hay bác nông dân nghe nhạc Tuấn Vũ thì thành ra vô văn hoá? Và mẹ tôi chân lấm tay bùn cả đời nuôi con ăn học nghe Hương Lan hát thì ngay lập tức trở thành phường rẻ tiền?

Một người nhạc sĩ mà không nhận ra được cái hay, cái đẹp của từng dòng nhạc, để rồi so sánh đâu là nhạc quý tộc, đâu là nhạc rẻ tiền, thì thật là nhục nhã cho danh hiệu nhạc sĩ. Một thằng nhạc sĩ tồi thì dù chơi Beethoven thì cũng là thằng nhạc sĩ tồi, một người dân vô danh hát ngợi ca quê hương xứ sở cũng đáng quý ngàn lần hơn thằng nhạc sĩ tồi đó.

2 comments:

  1. Nói chung cũng đồng cảm với bạn qua bài viết này. NGhe nhạc gì là sở thik của mỗi người thôi, cũng không nên đụng chạm gì. Chỉ có chê là chê những dòng nhạc không có giá trị, vô nghĩa và tục tĩu thôi. Chứ khi nhạc đã được chấp nhận và lưu truyền thì nghe loại nào là sở thik của người ta mà thôi!

    ReplyDelete

Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.

Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.