Navbar


New: Biggest Hiphop News in Vietnamese - DUNKARE MAGAZINE [ Click here to visit ]

Friday, May 30, 2008

Bánh Plan

Bánh plan


Bánh plan, hồi năm 2006 về VN được uống trà sữa bánh plan ngon ơi là ngon lun, mà chưa có được dịp ăn nguyên cái bánh nữa. Về lại bên này cũng còn nhớ tới bánh plan, mà lại không biết làm nữa chứ, quên nó được một thời gian dài, cái lại nhớ tới nó, đi tìm công thức, thì cũng làm ăn, sao cứ mỏi lần làm đều không thành công gì cả, bánh hấp ra quá chừng lổ nhỏ li ti, mùi trứng nồng nặc luôn.

Dù không còn nhớ mùi vị bánh ở Vn nó ra sao, nhưng chắc chắn không giống như mùi vị cách bánh mình làm. Tức lắm nha, làm không thành, cứ tìm công thức khách và cứ típ tục làm không biết là bao nhiêu lần. Kể cả trong sách tiếng fin cũng có dạy mà làm vẫn không thành công luôn, bánh không được mịn kô được đẹp, suy nghĩ hòai cũng không biết lí do tại sao nữa...

Gần đây trong trường có tiết học nấu ăn cho khách, hôm đó được lo tòan bộ phần ăn tráng miệng mà chưa biết chọn món gì, thế là đưa công thức bánh plan ra cho thầy, biểu cho làm cái bánh này. Hai thầy trò bỏ gần hai giờ đồng hồ để mà nghiêm cứu, hấp thử rồi nướng thử bánh ở nhiều nhiệt độ khách nhau, và cuối cùng cũng tìm ra lí do bấy lâu nay cứ còn thắc mắc hòai.

Bánh plan nướng hoặc hấp nhiệt độ tuyệt đối không được cao, đường caramen không được sôi, thì bánh mới láng mịn và ngon.

Bánh Plan

Nguyên liệu:
300ml đường caramen (cách làm đường caramen. )
1l sữa tươi
2 cây vani ( hoặc 1 ống vani)
6 cái trướng gà
150g đường cát
khuôn nhôm hoặc khuôn bằng giấy bạc



Cách làm:
Múc đường caramen cho vào khuôn dầy khỏang chừng 3mm (2). Múc cho tới khi hết đường, để cho đường caramen đông lại.

Cắt làm đôi cây vani (3), cho vào nồi sữa tươi, nấu sôi sữa (4). Cẩn thận, sữa dễ bị khét đít.
Quậy trứng với đường cho thật đều (5), nhưng không được bông lên. Đổ sữa nóng vào hỗn hộp trứng khuấy nhẹ tay và đều (6. Lượt hỗp hộp trứng qua rây(7. Múc hỗn hộp trứng-sữa đầy khuôn (8).



Cho vào lò nướng ở nhiệt độ 85-90 độ c nướng từ 40-45 phút. Lấy bánh ra để nguổi rồi cho vào tủ lạnh đông lạnh khỏang 4-5 giờ, rồi cẩn thận úp ngược cái khuôn xuống dĩa trút bánh ra, nước đường caramen chảy nhìu lan ra bánh nhìn đẹp và ngon.

Nếu không nướng bánh bằng lò thì hấp cách thủy trong xưởng hoặc lò nướng có loại hấp lun. Hấp bánh ở nhiệt độ từ 100-110 độ c, hấp từ 45-50 phút, và lun lun canh nhiệt độ, để đường caramen không được sôi lên, đường sôi lên làm bánh nhiều lổ to lổ nhỏ, không được láng mịn.

Nếu dùng khuôn có nhiều kẻ hoặc không chắc chắn là bánh không dính khuôn thì trét một lớp bơ mỏng vào khuôn cho đều. (1)

Thursday, May 29, 2008

Đường caramen

Đường caramen

Đường caramen

Nguyên liệu:
300g đường
150ml nước

Cách làm:
Cho đường vào cái xoong, bắc lên bếp, để nhỏ lửa, khuấy đều tay cho tan đường (2), khi nước đường bắt đầu trở thành màu nâu sậm, chế nước lạnh từ từ vào đường, khuấy đều tay (3), để cho đường sôi đều lên (4), nhắc xuống, Để hơi nguội.

* Cẩn thận không để đường bị khét, đường khét khi ăn vô cóp vị đắng và cái mùi rất khó chịu.
Khi cho nước vào đường phải hết sức cẩn thận, kẻo bị bỏng tay là mệt lắm đó, nên cho từng chút một rồi ngưng quậy đều rồi đổ tiếp cho hết nước.

Wednesday, May 28, 2008

"Welcome to Việt Nam"

Một anh bạn của tôi, làm chung công ty với một anh chàng du học từ Đức về. Tất nhiên, đối tác thường là các công ty nước ngoài. Và câu cửa miệng của anh chàng du học sinh, là "Welcome to Việt Nam".

Có ai đó hẹn, nhưng tới rất trễ, tất nhiên là không hề báo trước hay thông tin gì, khi đó, nếu đối tác hỏi lý do, câu trả lời sẽ là "Welcome to Việt Nam".

Trong quá trình làm việc, gặp phải các khó khăn về thủ tục hành chính, và tất nhiên là rất nhiều thứ "khó hiểu nhưng ai cũng hiểu" khác, câu trả lời cũng vẫn là "Welcome to Việt Nam".

Trách anh du học sinh, hay trách những người nước ngoài?

Monday, May 26, 2008

Kẹt xe!

Sau nhiều tháng chỉ quanh quẩn trong công việc, hết làm thì dí mũi vào máy tính, nay tôi mới thử bước ra đường. Nói thì có vẻ là lâu, là xa xôi, nhưng chỉ độ vài tháng gần đây thôi, tất nhiên, mọi thứ vẫn có vẻ như không có gì thay đổi. Duy chỉ có đường thì đông, xe chạy nghẹt kín cả đường.

16h00 chiều, ông bạn Gin mập rủ qua quận 4 ăn vặt, thói quen có từ những ngày còn lông bông với party, với ca hát. Cô bạn đi chung nhăn mặt, và ngó đồng hồ. Sau khi tôi về đến nhà, thì tôi mới biết lí do vì sao cô ta sợ hãi...

Sau một hồi lòng vòng, tôi cũng ăn xong, mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Xe vừa được đổ đầy bình xăng, nhìn đồng hồ ở trụ bơm thì 3,75 lít. Ngó cây kim xăng: Full.

16h45: tôi đang đứng giữa ngã ba Hoàng Diệu - Nguyễn Thái Học, mọi người nhích từ chút một.
16h55: Chạm dốc cầu Ông Lãnh.
17h00: Qua được bên kia cầu. Quãng đường đi được chừng 200, 300 mét.

Liên tục từ cầu Ông Lãnh đến ngã tư Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo, hễ có ngã ba, ngã tư là kẹt xe, lớn có nhỏ có.

17h30: Tôi đến ngã sáu, đầu đường CMT8, ngay khách sạn New World, kẹt cứng. Rẽ vội qua Lê Lai, dự định đâm thẳng qua Tôn Thất Tùng phá sản hoàn toàn, ngã tư Tôn Thất Tùng - Bùi Thị Xuân kẹt cứng.
17h45: Khó khăn lắm tôi mới qua được Nguyễn Thị Minh Khai để về Cao Thắng, và tất nhiên, hễ có ngã tư là có kẹt xe. Thậm chí ngã ba cũng kẹt.
18h05: Tôi kẹt ở Cao Thắng.
18h25: Tôi ra được đường 3/2, tiếp tục kẹt lại ở 3/2 - Lý Thái Tổ,.

Dọc đường 3/2 cũng tương tự như những nơi tôi vừa đi qua, hễ gặp ngã tư là kẹt xe, dù cho CSGT đứng đó, dù cho đèn xanh đèn đỏ có nhấp nháy đó, kẹt vẫn cứ kẹt. Ngài CSGT vẫn điềm nhiên rít thuốc trong chốt, vì có thêm 10 người nữa cũng bất lực, huống gì một mình ông ta...

Có người chửi đổng, có người nhấp nha nhấp nhổm. Tay thanh niên đi xe phân khối lớn không nén nổi bực tức, đứng hẳn lên yên xe để nhìn ra phía trước. Anh ta đứng mà không cần người giữ giùm chiếc xe, tự nó bị chèn cứng ngắc, đến độ không thể ngã.

19h15: Tôi về đến Âu Cơ, những vụ kẹt nhỏ lẻ ở đây không là gì, tôi dễ dàng vượt qua.
20h00: Tôi viết entry này.

Trải dài từ quận 1, đến quận 10, quận Tân Bình v....v... đó có phải là ngẫu nhiên? Và chỉ riêng ngày hôm nay tôi xui xẻo bị "dính" hay tôi quá cực đoan khi nhìn nhận vấn đề? Và chúng ta sẽ cư xử nhã nhặn với nhau trong cái bầu không khí ngột ngạt đầy khói quanh mũi, bụi bặm trên da mặt, hơi nóng trên đầu, tiếng ồn quanh tai, nước mưa ngập ngụa rác dưới chân, và ánh mắt thù hằn của "thằng cha" nào đó ném vào mình vì lỡ dành mất phần đường vừa trống ra, hay sao nhỉ?

Đơn giản là kẹt xe thôi sao?

Saturday, May 24, 2008

Cơm chiên gà

Lúc này lười dễ sợ, không có viết được bài nào cho NNN hết cả, có viết cũng chỉ viết mấy món ăn không. Ghét ghê, thui, mọi chuyện ổn rồi viết điều lại.
Lần này có món cơm xào gà mới làm nên đem lên NNH liền. Một món ăn dễ làm, tủ lạnh có gì thì cho vào xào chung hết.


Cơm chiên gà

Nguyên liệu:
200g ức gà
1 củ cà rốt
1/2 chén bắp hột đông đá
2 tép tỏi
1 muỗng súp bột cà ri
3 chén cơm nguội
2 cái trứng gà
20g bơ
tiêu
muối

Cách làm:
Ức gà làm sạch, cắt từng miếng nhỏ cho vừa ăn. Ướp chút tiêu, muối và bột cà ri.
Cà rốt gọt vỏ, xắt hạt lựu (chưa biết cách nhấn vào đây. )
Cho bắp vào một cái rổ để một lát cho tan đá, ráo nước.
Tỏi lọt vỏ, đập nát, cho vào chảo bơ nóng phi hơi vàng, cho gà vào xào cho săn lai, cho cà rốt + bắp vào xào tiếp, đến khi cà rốt hơi mền. Đổ cơm vào hỗn hợp gà, rang cho cơm nóng lên và đập trứng vào trộn đều lên. Rang cơm cho tới khi hạt cơm săn lại mà không bị khô cứng, nêm lại gia vị và múc ra dĩa.

* Bơ đem lại mùi vị rất ngon, bơ có chất béo và chất mặn từ bơ. Tuy ăn bơ dễ bị béo, nhưng bơ đem lại hương vị đầm đà hơn cho món ăn.

Friday, May 23, 2008

Cách xắt hạt lựu 3 x 3 x 3


Cách xắt nhỏ 3x 3x 3 (hạt lựu)

Ví dụ: Xắt cà rốt
1. vạt 4 góc tròn của củ cà rốt, cho nó thành hình trụ vuông
3. sau đó xắt lát mỏng 3mm (4)
5. xắt sọi mỏng 3mm
6. xắt hột lựu 3mm

Cách cắt trên để áp dụng cho nhiều loại củ mà bạn muống cắt nhỏ và đều.
Tuy hơi cầu kì, nhưng khi làm một món ăn nhìn vô sẽ đẹp mắt hơn, tất cả đều nhỏ bằng nhau, chứ cục to cục nhỏ, có khi sẽ khó chín đều lắm đấy.

Thursday, May 22, 2008

Những ngày lười và chán ...

Liên tục mấy hôm nay, không hôm nào ngủ ngon. Chỉnh đồng hồ 5h30 báo thức. Lên giường lúc 10h. Nghe đồng hồ báo thức reo. Mình vẫn chưa đi ngủ...

Chẳng làm gì được, mà cũng vẫn có lo, ấy là người ta bảo là bao đồng. Làm được, mà không lo lắng gì, người ta bảo là ích kỷ. Chẳng làm gì được, mà cũng chẳng thèm lo gì, người ta gọi là vô tư. Ha ha, mình có nhiều cái định nghĩa quá. Vậy thì mình là người bao đồng, người ích kỷ hay người vô tư? Hay cả ba?

Cái entry cuối cùng là của chủ nhật tuần trước, entry này là thứ 5. Cách nhau xa quá. Tiêu chí của mình là một ngày một entry, nhưng vẫn không làm được. Đến tận hôm nay cũng vậy. Dữ liệu tìm xong rồi, design hình xong rồi, chỉ việc post thôi mà cũng lười. (Bài viết sắp tới là loạt ảnh về em bé, những thiên thần đáng yêu ấy.)

Những việc em nhờ lo giùm, cũng chưa xong đâu vào đâu. Những việc bạn bè nhờ, cũng lẩn tránh. Ngủ đến tận 12h trưa. Lục lọi bếp, ăn vội vàng gì đó rồi uống thuốc. Xong lại ôm cái máy. Tận khuya lại nằm trằn trọc cái quái quỷ gì ấy, lại nghe chuông báo thức...

Có việc gì xảy ra ở mình vậy? Con người đang cố gắng của mình đâu? Con người luôn tìm tòi và học hỏi, luôn đứng vững trước khó khăn đâu rồi?

Ai tìm giúp với...

Sunday, May 18, 2008

Tổng hợp cuối tuần

Mấy hôm trước, có lang thang quanh group của nhóm blogger dùng dịch vụ blogpost của Google, thấy họ biểu quyết về vấn đề dịch vụ nào hay nhất, trong đó có nói đến Google Reader. Mình chưa dùng nhiều, cũng chưa hiểu rõ cũng như mặt mạnh mặt yếu của nó, nên vô tình thấy một số bài viết khá hay, nên muốn làm một cái tổng hợp, post lên cho mọi người đi dạo cuối tuần vậy.

Mấy hôm nay bị stress nặng nề, chung quy cũng là vì cái tính cổ hủ lạc hậu của ông già. Đành rằng biết ổng không làm gì sai, chỉ muốn tốt cho mình, nhưng mà chèn ép mình như thế thì không thể chịu nổi. Bạn bè ai cũng khuyên nên lì lợm. Uhm, để lì lợm coi sao, he he.

Quay trở lại chuyện blogging, sau đây là các link mà mình muốn chia sẻ.

Thứ nhất, là trang ColorSchemer và trang ColourLovers, cả hai trang đều dành cho những ai đam mê thiết kế, hoặc làm web, hoặc chỉ đơn giản là yêu màu sắc. Tại đây, các bạn có thể dễ dàng tìm ra các tông màu phối với nhau hợp lý hơn, cũng như những lời khuyên rất thích hợp cho ngành thiết kế. Hãy dạo một vòng, thú vị đấy.

Đây là một pattern của trang ColourLovers

Thứ hai, là trang Ajaxian.com, trang này mình thấy trong phần chia sẻ của Google Reader, thấy hay nên giới thiệu. Đây là trang cũng dành cho dân thiết kế, nhưng thiên về làm web nhiều hơn. Những ứng dụng ajax, java script, v..v... đều có trong này, ngoài ra còn có game, hoặc những project rất thú vị khác. Mình không có điều kiện cũng như kiến thức để có thể tìm hiểu hết những cái hay của trang này, nên mọi người cứ lục tung nó lên, biết đâu lại thấy hay hơn những gì mình giới thiệu nhỉ?

Trong này mình chú ý tới phần Games của nó, phải nói là rất hay, rất sáng tạo, có những game kinh điển như Mario, Chess hay Tetris được viết lại rất nhẹ, lại sáng tạo, và quan trọng là đơn giản. Mình thích trò Cubescape. Chỉ là xây xây bằng những viên cube nhỏ nhỏ đầy màu sắc, thích hợp cho những ai ... "ở không". Mình cũng có làm một cái tặng bà xã, xem hình ở dưới nhé.



Sau khi làm xong, nhấn Save và điền thông tin, bạn sẽ có dạng link như thế này để gửi đi cho mọi người xem : http://www.themaninblue.com/experiment/Cubescape...

Saturday, May 17, 2008

Orange- Cheesecake

Bánh cheese có nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng unripened cheese để cho đông lại. Có loại cho vào lò nướng. Loại nào cũng đều là món bánh ngọt ngậy cả và đặt biệt rất là béo đấy.
orange- cheesecake ăn vào có vị chua ngọt của cam béo béo của cheese và cream, ăn không cảm thấy ngán lắm, nếu chỉ là loại cheese cake bình thường thì ăn mau ngán vì độ ngọt và béo của bánh.
Cheesecake rất là phong phú và dễ làm, nó là một món tráng miệng sau bữa cơm, họăc biến thành một chiếc bánh sinh nhật hòang tráng bằng nhiều cách sáng tạo của các chị khéo tay.
orange- cheesecake lần đầu tiên mình làm mà thành công trên mức mong đợi lun, dì mình không thích ăn ngọt và béo, thế mà ăn xong khen nức nở lun vì vị bánh vừa vặn để ăn, lần đầu tiên nên cũng chưa có thành thạo và có lẽ lời viết không được chuẩn cho lắm, nếu có gì thắt mắc xin để lại comment cho mình nhá. Hoặc có gì sai xót xin cho ý kiến ạ.


Orange- Cheesecake

Nguyên liệu:

cho đế bánh
200g bánh Digestive
50ml đường cát
70g bơ

cho bánh
400g unspiced unripened cheese
50ml đường cát (đường nhiều hay ít tùy độ chua ngọt của cam)
1 muỗng cà fê vani
4 miếng gelatine (mỏi miếng 7g)
100ml nước cam ép ( bằng 1 trái cam lớn nhiều nước)
200ml kem béo (cream)
1 muỗng canh vỏ cam bào

trang trí bánh
4 trái cam lớn nhiều nước
Khỏang chừng 100ml đường, tùy vào độ chưa ngọt của cam
5 miếng gelatine (mỏi miếng 7g)

1 cái khuôn đáy rời, khuôn đường kích lớn nhỏ tùy vào mỏi người. Muốn bánh cao thì dùng khuôn vừa, muốn bánh lớn và thấp dùng khuôn to.



Cách làm:

Đế bánh;
Bánh Digestive (1),bẻ vụn cho thật nhỏ và mịn (2). Hoặc cho vào máy xay, xay cho mịn.
Bơ cho vào cái xoong làm nóng cho tan ra, nhưng không được nấu sôi, hoặc cho vào lò vi sóng làm tan chảy. Đổ bơ với đường vào vụn bánh quậy cho thật đều với nhau.
Đổ hỗn hợp bánh vào khuôn, dùng muỗng/ chày nén hỗn hợp bánh xuống cho thật chặt (3), bằng với đáy khuôn và sát vào thành khuôn (4). Cho đế bánh vào tủ lạnh trong thời gian làm bánh.

* Nén hỗn hợp bánh càn chặt khi cắt bánh ra đé bánh không bị bẻ nát.



Bánh:
Cho kem béo vào một cái thau nhom (5), dùng máy đánh, đánh cho kem hơi đặt lại(6). Cho vào tủ lạnh trong khi chờ đợi.

* không được đánh kem đặt quá, để hờ khi còn đánh với cheese nữa, nếu không kem dễ bị biến chất thành bơ.

Lấy một cái tô lớn đổ đầy nước, cho từng miếng gelatine vào ngâm ngập nước (7) chừng 5 phút. Miếng galetine không được chồng lên nhau, mà để như hình dấu * vậy.
Rửa sạch trái cam, dùng bàn bào, bào mỏng một lớp vỏ vàng bên ngòai trái cam, bào xung quanh hết trọn trái cam. Lấy một muỗng canh vỏ cam. Cắt trái cam làm đôi vắt lấy nước.

* không nên bào tới lớp vỏ trắng của cam, sẽ bị chát và đắng.

Bắt một cái xoong nhỏ lên bếp, cho một muỗng cam vào nấu nóng, gelatine vắt cho thật ráo nước (8), cho vào xoong nấu tan ra (9). Không được nấu sôi. Nhắc xuống để hơi nguội.
Cho cheese, cam, vỏ cam, vani và đường vào cái thau lớn, đánh thật đều vào nhau. Cho gelatine được nấu tan từ từ vào hỗn hợp cheese quậy đều. Cho kem béo từ từ vào (10) đánh thật đều hỗn hợp lại với nhau (11).
Đổ hỗn hợp vào khuôn (12), nén ra cho đều khuôn (13), cho vào tủ lạnh (14).



Trang trí bánh:
Gelatine ngâm ngập nước.
Cam cắt đôi, vắt lấy nước, bỏ hột. Cho đường vào quậy tan đường.
Cho một muỗng cam vào xoong nấu nóng, gelatine vắt khô nước, cho vào xoong nấu tan ra. Để hơi nguội. Đổ nước gelatine từ từ vào nước cam (15) quậy đều. Để cho thật là nguội.
Lấy bánh trong tủ lạnh ra, đổ nhẹ nhàng hỗn hợp cam lên trên mặt bánh rồi (16) cho vào lại tủ lạnh, để 5-6h đồng hồ lấy ra cắt từng miếng nhỏ ăn.

Friday, May 16, 2008

"Nữ hoàng bếp núc" : Nồi áp suất (3)


(tiếp theo và hết)
50 năm ngày ra đời ...

"Sự chuyển đổi đó cũng làm một số bà nội trợ băn khoăn vì các bà vẫn tin rằng nhôm ninh hầm tốt hơn, mà lại bám dính ít hơn" - Dominique Delaborde, chuyên viên ở hãng Seb nói.

"Thực tế thì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn. Nhưng inox lại không gỉ, lại dễ đánh bóng cho sáng, dễ chùi rửa. Làm những cái nồi bằng inox là những ý nghĩ điên rồ! Vì thế mà đáy nồi được gắn với một tấm bằng nhôm nằm trong một cái đĩa inox, và tấm đó tiếp xúc với nhiệt. Ngọn lửa (hay là tấm bị nung nóng lên) truyền nhiệt thông qua lớp nhôm, được xem như là nơi dùng để tích trữ nhiệt theo quán tính".

Cải tiến kỹ thuật mạnh mẽ, liên tục

Đầu những năm 70, khách hàng thấy xuất hiện những tin quảng cáo kiểu: "Cái gì là màu đỏ và tiến nhanh?"

Với sự tham gia của Hội Tefal (về mỹ thuật công nghiệp), nồi được "tô son điểm phấn" cho đẹp bằng màu đỏ cam có hoa đen mờ ảo, từ nồi đến vung. Về kỹ thuật cũng có những cải tiến mạnh mẽ. Miệng nồi có dạng vành cong, khớp với vành cong của vung, làm khách hàng khó tính ở Đức, Bắc Âu và Trung Âu vừa ý (họ không thích loại nồi có thanh ngang bắt qua vung). Cải tiến đó làm cho Seb được thêm một bằng (từ khi thành lập, Seb với Super - cocotte đã có 404 bằng ở Pháp và nước ngoài). Đầu những năm 90, có thêm những cải tiến: gắn thêm đồng hồ đếm phút điện tử, gắn một đáy khuếch tán dày gấp ba, một cửa sổ, một hệ thống đóng chỉ dùng ngón tay ấn nhẹ xuống... Nồi Cocotte trở thành một sản phẩm thời thượng, bán chạy như tôm tươi!

Tháng 2 năm 2003, lại có cải tiến mới nữa: đồng hồ cho phép theo dõi thức ăn chín trong nồi từng giây, "hệ thống vitamin" mới toanh. "Bốn phút rưỡi là đủ để làm nhừ hạt đậu cô-ve, so với 12 phút như nồi cổ điển. 75% vitamin của rau được giữ lại so với 55%".

Bí quyết gì? Nghiên cứu cấu tạo của rổ hơi

Một luận án đệ trình ở đại học Paris 12 Val - de - Marne với đề tài "Xác định kết cấu của sản phẩm thực vật bằng thực nghiệm" đã là cho chúng ta hiểu rõ hơn , qua ví dụ về hạt đậu cô-ve của Kénya, cách mà hơi nóng chuyển vận trong nồi. Khi thực nghiệm với số lỗ và cách bố trí những lỗ của rổ hơi, chúng ta có thể tối ưu hóa hình dáng của nó sao cho không khí bọc quanh thức ăn, vì chính lớp không khí đó oxy hóa thức ăn, làm mất đi vitamin".

Nồi áp suất với lịch sử 50 năm đầy sóng gió và vinh quang của mình, ngày nay đã có một vị trí trong cuộc sống của con người.

Denis Papin, ông tổ của máy hơi nước, ở bên kia thế giới, chắc cũng mãn nguyện.

(Theo Science et Vie 10.2003)
--Hết

Một số liên kết mình lục tìm bên dưới đây, có thể giúp ích mọi người phần nào.
- How to choose a pressure cooker: http://homecooking.about.com
- Pressure Cooker Outlet: http://www.pressurecooker-outlet.com

---
Quay lại bài 2

Thursday, May 15, 2008

Đi mua vali

Còn không tới 20 ngày nữa là ...tèng teng mình lại về nữa rồi ấy nha. Lo lắng bồn chồn xem lẫn vui mừng hạnh phúc. Hihi
Mấy ngày nay đi săn lùm tìm mua cái vali lớn tại hong có cái nào lớn hết, có cái năm rồi xài mà hư mất tiu rồi. Tìm kiếm gần hết mấy cái trung tâm mua săm của Hel với Van mà cũng không có cái nào ưnng í cả hai thứ là giá tiền với mặc hàng hết. cái thì tặc lười chà nhìn đẹp quá mình lấy cái này, lật bản giá lại xem hơn 60€ ( đã sale mấy chục % rồi) tròn xoe mắt lun. Có cái nhìn cái bản giá thì chà không mắc lắm nhìn lại cái vali có chút éo mà xấu xí nữa. Lắc đầu ngoe nguẩy lun.

Thế đành chạy lên tận hakaniemi vào cái shop chuyên bán vali-túi xách nó cũng đang sale 20%-40% , nhí nhảnh chạy vô xem, nhìn cái này ngó cái kia, để mắt được hai cái vali kia là tạm chấp nhận được. Một cái thì 40€ một cái thì 50€, cái bốn chục nhìn bình thường, cái năm chục nhìn hấp dẫn hơn. Hihi không biết chọn cái nào hết đúng là tiền nào của nấy mà, ngó ngó bà chủ, nói nhỏ với bả, bớt cái vali giá 50€ xuống còn 40€ đi tui mua, bả lắc đầu ngoe nguẩy hong bớt là hong bớt. Hix ghét quá hong thì thui...đi dìa.

Về nhà sau mấy lần dò hỏi í kiến nhiều người mỏi người cho một í, thui kệ, mua mắc một lần xài cho lâu lâu một chút xíu, chứ ham rẻ mua bậy mua bạ xài chưa nóng nữa là quang bỏ rồi. Thế là hôm nay đi học về, ghé lại cái shop bán vali ở hakaniemi với một hy vong mong manh là nó hạ thêm mấy % nữa thì hay biết mấy. Muh chỉ là hy vọng cho có thui chứ hum trước mới vô coi hôm nay vô nữa làm gì có hạ nữa chứ.
Đi vòng vòng lật vali này vali kia lên xem cho nó có kiểu như người ta, rồi thì cũng chọn cái vali giá 50€, hỏi bả chủ lại một lần nữa là có bớt thêm nữa hong, bả nhứt quyết hong là hong, bả nói hạ nhiêu đó là nhiều rồi ( từ 79€ xuống còn 49€) hứh ghét thiệt, vò đầu nghĩ suy một lát nữa, thui kệ tới lần hai rồi hong mua nữa thì chắc bị chửi quá, với giờ cần thì cũng nên mua. hix

Cái của mình nó màu đen í

Chìa cái thẻ Visa ra cho bả gạt muh tiếc nuối 50€ ơi là tiếc hix, hai ngày đi làm của mình giờ bay vô cái vali đen xì này ùi. Cẩn thận hỏi lại bả có bảo hành hong, bả nói nó bảo hành được một năm, hỏi có trả lại lấy tiền được hong, bả nói hong, đổi cái khác thì được chứ hong có trả tiền lại, với hong được làm trầy cái bánh xe mới đổi được ạc ạc.

Thế là lật đật xách cái vali to đùng ra khỏi shop (hong dám kéo), cái tướng thì có chút éo à, còn cái vali bề ngang nó bự hơn cái người muốn gấp hai lần lun, ùi cao muốn tới hong lun vậy á, xách lẻo đẻo ai cũng nhìn hết, ngại chík lun. Bắt xe metro rồi đổi xe lửa rồi leo lên xe bus, lội thêm một đọan đường vô nữa mới vô được tới nhà, công nhận cái vali không to tướng ấy xách trên tay muh nó cứ đụng đất hòai, sợ làm trầy lấy hai tay nhất nó lên xách lun, nặng chík dịch lun. Dìa tới nhà phờ râu lun. Nghĩ tới lúc để đầy đồ vô rồi khiêng lên khiêng xuống ra phi trường hong biết sao à. 8->

Wednesday, May 14, 2008

"Nữ hoàng bếp núc" : Nồi áp suất (2)

(tiếp theo)
50 năm ngày ra đời ...

Trong những năm sau, nhiều mẫu nồi loại này xuất hiện, và nhiều khách sạn chào mời thực khách những món ăn nấu bằng nồi áp suất. Nhưng những nhược điểm của nồi vẫn chưa khắc phục được mấy: hơi nước mù mịt; nhiều nồi bị nổ, quá nặng, và cuối cùng là giá quá đắt.

Ở Selongey có 3 anh em nhà Lescure (Jean là anh cả, Henri là anh thứ, Frédéric là em, người nắm kinh tế của bộ ba) đứng đầu công ty sản xuất đồ dập bằng sắt tây Bourgogne, thành lập năm 1944. Họ sản xuất nồi, niêu, xoong, chảo, chậu, bình tưới, các đồ dùng khác bằng sắt. Cửa hiệu của họ rất nổi tiếng. Họ quyết định nghiên cứu làm nồi hầm áp suất. Năm 1951, Frédéric và Jean vượt biển Manche để tham quan một xưởng sản xuất nồi hầm ở Anh. Frédéric tỏ vẻ ưng ý, còn Jean lưỡng lự. Nguyên nhân là thị trường lúc đó đầy rẫy các loại nồi: Auto - Thermos, Bel - Cocotte, Cuitouvit, Cocotte moderne, Cocotte Minute... Jean nghĩ: Chắc gì đã giành được thị phần?

Bằng nhôm cán mỏng 99,5%

Emmanuel, một trong những người con của Frédéric, hai năm sau đó lại lãnh nhiệm vụ sang Anh lần nữa, và thuyết phục Henri quyết tâm vào cuộc (trong thư gửi cho Henri ngày 20 tháng 2 năm 1953). Họ quyết tâm tung ra thị trường một sản phẩm nồi hầm bảo đảm 100% với giá rẻ!

Lòng đầy quyết tâm, êkip kỹ thuật được lập ra gồm Raymond Louet, phụ trách công cụ và Camille Philippe, thiết kế mỹ thuật. Ngày 19 tháng 10 năm 1953 vài chục nồi đã được dập, cán, đóng kiện, gửi gấp cho khách theo đơn đặt hàng trước. Tên sản phẩm khá đẹp "Super - Cocotte" (Siêu - nồi hầm), "Bằng nhôm cán 95%, một nguyên liệu nguyên chất, rất nhẹ, bền gấp hai lần nhôm nấu chảy, nữ hoàng mới của nồi áp suất, vừa đẹp vừa làm cho thức ăn ngon thơm, có hầu như tất cả mọi thứ làm hài lòng quý khách: vung có gắn xú-páp điều khiển bằng núm quay, và xú-páp an toàn bằng lò xo, kèm theo một đệm, một thanh ngang bằng thép không gỉ bắt ngang vung và cả cái nồi nằm dưới hai cái "tai" quặp lại (quai). Nồi rất an toàn, khi áp suất nồi vượt quá mức cho phép, một cái thanh an toàn uốn cong dễ dàng, sẽ nhẹ nhàng biến dạng làm thoát hơi nước ra ngoài dọc theo vách".

Trong lúc vội vàng, các nhà sản xuất đã có sơ suất kỹ thuật: những cái quai bằng nhôm đúc rất mau gãy. Do đó hàng xuất rồi bị gửi trả lại ngay từ mẫu đầu tiên. Henri báo cáo lại với Jean, và ông ta đưa ra giải pháp: thay thế những chi tiết dễ hỏng đó bằng những chi tiết tương tự bằng hợp kim nhôm - magné. Được cứu nguy "một bàn thua trông thấy" ngay từ lúc đầu, nhưng nồi áp suất của anh em nhà Lescure vẫn chưa hết lận đận, vẫn gặp rắc rối trong phòng trưng bày hàng nội trợ năm 1954.

Sản phẩm của Lescure bị cấm nhập vào phòng trưng bày, không hiểu vì lý do gì.

Để quảng cáo cho sản phẩm của mình, Frédéric sáng tác thơ ca ngợi nồi áp suất. Bài thơ có tên là "Cô nàng Nồi 54", được phát cho khách tham quan. Nhờ sự "gửi gắm" của một người cháu của Papin, nhờ những khẩu hiệu "giật gân" kiểu:
Seb, Sebo, Sebon
Có thời đại đồ đá - Có thời đại máy xay rau quả. Chúng ta đang bước vào thời đại vàng của "Siêu nồi hầm".
Nhờ cơ quan tiêu chuẩn quốc tế NF (thành lập năm 1938) cho phép đóng dấu NF trên hàng hóa, hàng của Seb bắt đầu bán chạy. Hơn nữa giá nồi của Seb lại rẻ bằng một nửa giá của đối thủ (6000 franc = 180 euro cho nồi 6 lít), nên nồi của Seb chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường Pháp, làm mưa làm gió ở các hội chợ vùng, và vươn ra thế giới.

Trong những năm 1960, hãng Seb mua lại nhãn hiệu Cocotte Minute (bắt đầu dùng từ 1977). Trên một triệu nồi đã bán trong năm 1969 (năm 65 bán 800.000, năm 60 bán 130.000, năm 54 bán 130.000). Cũng trong năm đó người ta sản xuất 10 triệu nồi hiệu Super - Cocotte, và tương lai càng đầy hứa hẹn hơn nữa với việc chuyển từ nhôm sang inox.
...

(còn tiếp)

---
Quay lại bài 1 - Đọc tiếp bài 3.

Tuesday, May 13, 2008

"Nữ hoàng bếp núc" : Nồi áp suất (1)

Hôm nay lục lọi trong đống báo cũ, thì vô tình đọc được một bài viết về Nồi áp suất. Đây không phải là thứ mới mẻ gì trong gia đình, nhất là với các bà nội trợ, nhưng mình viết bài này nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm thú vị quanh chiếc nồi nhỏ bé, mà thiết thực này.

Bài viết lấy thông tin chính từ báo Kiến thức ngày nay, số ra 486 (2004) Những con số cung cấp trong bài viết là tính đến thời điểm năm 2004, những thông tin bên dưới chỉ mang tính chất tham khảo.


50 năm ngày ra đời của NỮ HOÀNG BẾP NÚC
Phan Thanh Quang
dịch

Ngày nay nồi áp suất là một dụng cụ bếp núc thông dụng như xoong, chảo... Nhưng cách đây 50 năm, loại nồi này là một phát minh lớn đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực nấu nướng. Lịch sử 50 năm của nồi áp suất cũng đầy sóng gió, cũng "ba chìm bảy nổi", cũng đầy "vinh và nhục". Ta thử lần lại cuộc hành trình 50 năm của nó, từ cái thuở ban đầu là nồi hơi nước phì phò...

Có thể nói nồi hầm áp suất là một hiện tượng, một sự kiện đánh dấu cuộc cách mạng về bếp núc!
Vài con số: 22 triệu gia đình Pháp (chiếm 9/10 gia đình) đã và vẫn mê loại nồi này, xem như bạn thân của các bà nội trợ.

Nồi áp suất sắp kỉ niệm 50 năm ngày ra đời, với chiếc nồi thứ 55 triệu, với nhiều cải tiến kỹ thuật từ tháng 2/2003.

Để hiểu sức sống của "Nữ hoàng bếp núc" Pháp, Hy Lạp, Nhật.... chỉ cần đưa ra vài sự kiện và con số: Theo hướng Selongey, cách Dijon 35km, công ty Seb sản xuất trung bình 7000 nồi áp suất mỗi ngày. Không ai ngờ cái thị trấn nhỏ bé Côte-d'Or, từ nửa thế kỷ nay, đã âm thầm trở thành thủ đô của thế giới về nồi áp suất, đã xuất khẩu nồi đi 150 nước!

Hãy trở lại bối cảnh ra đời của nồi áp suất. Đó là những năm đầu tiên sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Các "ông lớn" chiêu đãi các vị khách quý nhưng món ăn dưới dạng tinh chất , nhuyễn, như gà giò hầm, cá hấp, thịt băm. Dù chế độ tem phiếu thực phẩm đã được bãi bỏ từ năm 1949, nhưng đa số người sành ăn đều chọn món súp, cà phê sữa với bánh mì phết bơ... Thịt bò om mỡ, nướng, thịt bò hầm là những "đặc sản" dành cho tiệc tùng, rất hiếm, đó là chưa kể đến sự hao tổn chất đốt.

Từ tình hình đó, Frédéric Lescure (con cháu của Antoine Lescure, làm nghề tráng thiếc dạo vào giữa thế kỷ 19, sau đó làm đồ sắt) ấp ủ một ý tưởng: tạo ra một nồi áp suất để tiết kiệm chất đốt, làm mềm những miếng thịt dai.

Ý tưởng là như vậy, nhưng thực hiện ý tưởng đó là điều khó. Nhiều thế hệ các nhà phát minh đã thử sáng chế những dụng cụ nhà bếp sử dụng áp suất, nhưng chưa vừa ý!

Trước hết phải nói đến Denis Papin (1647 - 1714), ông tổ của máy hơi nước. Chính ông là người được hậu thế nhắc đến vì đã chứng tỏ rằng hơi nước có thể tạo ra tác dụng như là sự giảm áp suất của khí, và ông cũng là người đã biết làm cho một trọng lượng lên, xuống ở đầu một sợi dây ròng rọc. Ông là "cha đẻ" của máy "tiêu hóa thức ăn" năm 1679, là ông tổ của nồi hầm áp suất ngày nay.


Năm 1679 Denis Papin đã thiết kế máy "tiêu hóa thức ăn" để làm mềm xương bằng áp suất hơi nước. Bên cạnh là chiếc nồi áp suất ngày nay.

Tài liệu chính thức có nói đến chiếc máy bằng gang có gắn một xu-páp an toàn lần đầu tiên xuất hiện ở Anh năm 1681 (Papin thời bấy giờ làm việc cho một thầy thuốc tên là Boyle), rồi sau đó xuất hiện ở Pháp năm 1682, với lời quảng cáo: "Cách làm mềm xương và nấu mọi loại thịt được lâu nhất, mà lại ít tốn kém nhất" với lời mô tả máy để sử dụng tạo ra hiệu quả đó, hồi đó lời quảng cáo còn dài dòng, "ngô nghê" như vậy. Cũng năm đó, nhân dịp Hội hoàng gia Luân Đôn tổ chức bữa ăn, Papin đã nấu thức ăn trong nồi do ông tạo ra, và tuyên bố trong một bài diễn văn "thức ăn được nấu bằng hơi nước giữ được hương vị tự nhiên và giá trị dinh dưỡng". Sau bữa ăn, một nhà kiến trúc của Hội hoàng gia tên là Christopher Wren, quá thích thú vì phát minh đó, đã thốt lên "Bây giờ người ta có thể biến thịt bò dai nhất thành thịt mềm và ngon thượng hạng!". Ông cho phổ biến một tài liệu hướng dẫn cách nấu nướng thịt cừu, bò, thỏ, cá thu, cá trê, đậu, đào, bồ câu .... Theo Wren, những kẻ sành ăn còn nấu bằng hơi nước những món tráng miệng, và cả bánh put-đinh nữa!

Nồi nấu bằng hơi nước đã được lên ngôi trong làng bếp núc.

Thịt nhừ, nhưng nồi không nổ.

Thịt nhừ, kể cả phần dai nhách cũng mềm ra, nhưng còn giữ hương vị không? Hay thành một món ăn như bột trẻ con, bổ dưỡng đấy, nhưng chẳng còn muốn ăn nữa! Bổ và ngon phải đi đôi mới đạt yêu cầu nấu nướng. Ngoài ra, nồi áp suất phải an toàn mà cơ động, nhẹ nhàng.

Đầu thế kỷ thứ 19, Hoàng đế Napoléon rất quan tâm đến loại nồi này. Chính ông đã ra lời kêu gọi mọi người hiến kế làm sao nấu thịt dễ dàng, hạ giá thành bữa ăn của người Pháp. Nicolas Aspert, một người làm bánh kẹo ở Paris, đã nhận được giải thưởng của Hoàng đế, với số tiền 12.000 franc.

Thực ra cái "nồi cải tiến" của Aspert cũng chẳng cải tiến được gì mấy: nặng nề, quá nguy hiểm, quá đắt, chẳng sinh lợi gì.

Những năm 1850, áp kế (máy đo áp suất) xuất hiện để kiểm tra áp suất. Một "dấu cộng" cho độ an toàn, nhưng cũng chưa có gì cải tiến lớn, hấp dẫn. Thịt xương có mềm ra hẳn, nhưng mùi vị vẫn khó chịu, không ai muốn ăn.

Trong những năm 1860, nhà hóa học Đức Justus Von Liebig tiếp tục sự nghiệp cải tiến nồi hầm của các người đi trước theo hướng: dùng một vòng đai thật kín siết nắp nồi lại, áp suất trong nồi đầy nước tăng lên làm nhiệt độ tăng lên 115 độ C. Kết quả là thức ăn, kể cả loại thịt mà người ta vứt đi vì cứng, dai, cũng chính nhanh chóng hơn là nấu trong nồi thường, nơi nhiệt độ chỉ đạt 100 độ C.

Thế mà người ta vẫn thờ ơ với loại nồi này, vì giá quá đắt, và sợ nồi nổ bất tử.

Đầu thế kỷ 20, Pasture đã có sáng kiến dùng hơi nước khử trùng sữa. Hơi nước cũng đã được áp dụng nhiều trong y khoa, nhưng chưa chen chân được trong kỹ thuật nấu nướng.

Tình hình đã thay đổi khi kỹ sư người Pháp Hautier nộp đơn xin cấp bằng phát minh về "nồi nấu trên cơ sở áp suất được kiểm soát", là tiền bối của nồi hầm hiện nay. Sản phẩm mới này làm khách hàng chú ý, nhân dịp "Hội chợ về nghệ thuật nấu nướng". Nhưng giá vẫn quá đắt!
...
(Còn tiếp)

---
Đọc tiếp bài 2

Sunday, May 11, 2008

Bánh tai yến

Hôm nay nhà hết đồ ăn rồi, lục lội mấy cái tủ ra, tìm thấy còn đúng 200g bột gạo với một ít nước cốt dừa. Suy đi nghĩ lại không biết làm gì ăn nữa, chẳng lẻ ăn bột sống hihi. Thế là tìm tòi một lát cũng tìm ra cái công thức chiên bánh mà nhéc nó trong khe tủ cũng là món khoái khẩu của mình, cái vị ngọt ngọt của bánh vào béo béo của nước cốt dừa ngon không chịu được. Và thế bắt đầu xuống bếp chiên bánh ăn trừ cơm ^^

Bánh tai yến

Bánh tai yến

Nguyên liệu:
200g bột gạo
100g đường cát
100ml nước
100ml nước cốt dừa
1/2 l dầu ăn

Cách làm:

Cho bột vào cái thau nhôm/tô lớn, thắng đường với nước cho tan, để một lát cho bớt nóng, rồi đổ từ từ vào thau bột quậy đều (1), để lấy trùng.
Nước cốt dừa thắng sôi, để cho bớt nóng,cho vào hỗn hợp bột, quậy đều (2). Để một lát cho nở bột.
Dầu ăn cho vào chảo nhỏ, đung nóng lửa vừa. Bột quậy cho thật đều, múc nữa vá bột, đổ ngay giữa chảo (3) khỏang chừng 1 phút. Bánh dún chung quanh lại, chính giữa nổi phồng lên, ria bánh hơi vàng, giữa trắng (4). Dùng đũa trở qua mặt kia(5), dầu sôi lăn tăn lên, gắp bánh bánh lên cho nhiễu hết dầu thừa. Cho ra dĩa được lót giấy ăn cho thấm bớt dầu (6). Rồi tiếp tục chiên cái khác, cho đến hết bột

*Bánh chiên lên có rễ tre càng nhiều thì mới khéo
* Nếu dùng bột bằng gạo xay bồng thì để cho bột ráo nước thì làm bánh tai yến sẽ được ngon hơn, nhưng pha thêm một chút bột năn và thêm chút nước.

Nhớ không chắc lắm là bao nhiêu gạo vào bao nhiêu nước, tại lâu rồi hồi nhỏ thấy bà ngoại hay làm như thế, tòan xay gạo làm bột không hà. Nhưng nếu xay gạo làm bột thì, ngăm gạo trong nước chừng 4-5h đồng hồ, cho gạo mềm, dùng côi xay bột, cho từng muỗng gạo và nước ít nước vào xay cho thành bột. Cho vột vào một miếng vải sạch họăc một cái túi vải chuyên môn để làm bột, xoắn đầu của cái túi vải lại cho thật chặt. Cái tui căng phồng lên, để cái túi bột lên một phần của cối xay bột, phần kia của cối để đè lên túi bột. Đè cho khi nào nước trong túi bột nhiễu ra hết, bột ráo nước là được.

Friday, May 9, 2008

Bánh da lợn

Hôm trước đi làm, có cái cô kia khoe, cổ mới đặt mua người ta làm một ổ bánh da lợn, nghe mà thèm ăn. Mà một ổ bánh cũng không phải là to lắm mà mắc tới 10€ lận, mắc kinh dị lun, và cũng đã được từng ăn qua cái đó rồi. Thấy cũng bình thường thôi, bánh hơi bị cứng, theo khẩu vị của mình thì chưa đạt tiêu chuẩn. Nên trong mấy ngày nghiêm cưu và bí quyết thì nhất quyết lần này vào bếp hấp bánh da lợn, tự làm coi ăn nó ra sao, có ngon hơn người ta làm hay không. Rất ngạc nhiêm với kết quả và thành tích, bánh hấp ra ăn ngon ơi là ngon, mời ai ăn cũng khen nức nở, cứ hỏi bánh này mua hả? Nghe mà ghét chưa, cũng chứng tỏ là làm ra rất ngon. Có điều nhà không có khuôn nào nhỏ để vừa với cái xoong cũng nhỏ của mình hết, nên đành phải hấp bánh trong một cái tô. Bánh không tẹ, vẫn ngon tròn trịa như khuôn ấy mà. Từ đây về sau hong có mua bánh da lợn nữa, có công thức tự làm tuyệt vời hơn. ^^

Bánh da lợn

Nguyên liệu:
250g bột năng
50g bột gạo
250gr dừa nạo
1 bó lá dứa
200gr đường cát
100gr đậu xanh cà (loại đậu xanh đã đãi vỏ và cà bể làm hai)
Màu xanh lá cây thực phẩm,
dầu ăn
va ni
Khuôn nhôm tròn đường kính khoảng 10cm, cao 4 -5cm (Nếu không có khuôn nhôm, thì như mình, dùng một cái tô có đáy bầu bầu hoặc vuông.
Xửng hấp

Chia bột ra hai màu

Màu trắng:
125g bột năng
25g bột gạo
100g đường cát
100g đậu xanh cà
250g dừa nạo
1l nước nóng
một ít vani

Cách làm:
Nấu đậu: Cho đậu vào một cái xoong nhỏ. Vo đậu cho sạch, đổ nước sấp sấp mặt đậu. Nấu cho đậu thật chín và ráo nước, xơi đậu lên, để một lát cho bớt nóng, dùng muỗng tán nhuyễn đậu ra.

* Khi nấu đậu không nên đập nắp xoong lại, dễ bị trào nước ra ngòai, và nấu lửa nhỏ, liu riu. Nếu có, dùng máy xay cắt có dao hình chữ S xay nhuyễn.

Nước cốt: Dùng 250gr dừa nạo với 500ml nước nóng vắt lấy nước cốt để riêng. Cho đường vào khuấy tan đường, để nguội.
Cho thêm 500ml nước nóng lần thứ hai để vắt lấy nước dảo, để dùng cho phần bột màu xanh.
Pha bột: Cho bột vào một cái thau nhôm, chế nước cốt dừa có đường từ từ vào bột, quậy cho đều bột. Cho đậu xanh tán nhuyễn vào hỗn hợp bột, quậy đều, lượt lại qua rây. Hỗn hợp màu trắng

Màu xanh:
125g bột năng
25g bột gạo
1 bó lá dứa
100g đường cát
màu xanh lá cây thực phẩm

Cách làm:
Lá dứa: Băm nhỏ cho vào một cái tô lớn giã nát, cho nước dừa dảo vào vắt thật kỹ lấy nước. Cho đường vào khuấy tan đường, nhỏ vài giọt màu xanh lá thực phẩm.
Pha bột: Cho bột vào một cái thau nhôm, chế nước dảo màu xanh có đường từ từ vào bột khuấy đều bột. Lượt lại qua rây. Hỗn hợp màu xanh
Hấp bánh: Chuẩn bị một cái xoong lớn, cho cái dĩa úp xuống, đổ nước hơi sấp sấp cái dĩa, nấu nước sôi.

* Nếu có xửng hấp, chỉ cần đổ nước vào xửng nấu sôi là được.

Tráng một lớp mỏng dầu ăn vào khuôn. Đặt khuôn vào xoong. Đổ một lớp hỗn hợp màu xanh dầy chừng 5mm. Đậy nắp xoong hấp cho lớp bột thật chín. Lớp bột chín, đổ một lớp hỗn hợp màu trắng dầy chừng 5mm. Hấp lớp màu trắng cũng cho thật chín, rồi lại tiếp tục đổ một lớp hỗn hợp màu xanh. Cứ lần lược đổ bột hấp cho tới khi hết bột họăc đầy khuôn. Khi đến lớp cuối cùng hấp thật là chín, lấy khuôn bánh ra để cho thật nguội, dùng mũi dao lóc nhẹ vào thành khuôn, úp ngược bánh lên cái dĩa. Để cho bánh thật nguội.
* Mỏi lần múc bột đều phải quậy bột lên cho thật đều.


* Không nên cắt bánh khi bánh còn nóng, làm vậy bánh sẽ bị dính dao và bị nát ra không đẹp. Nên dùng một sợi chỉ dài, cầm hai đầu sợi chỉ cắt xuống bánh.
Hấp từng lớp bột phải thật là chín
Nếu không có dừa nạo hoắc tốn thời gian thì mua nước cốt dừa trong lon, tùy chất, về pha lõang ra, tùy vào chất đậm đặt múôn.
Không nên lạm dụng lá dứa quá nhìu, nếu dùng quá nhiều lá dứa bánh sẽ có mùi hăng.
Khi hấp bánh chín, lâu lâu dở nắp xoong ra, để cho bốc hơi nước.




Tuesday, May 6, 2008

Walk around my friend list blog

Hôm nay dạo quanh một số blog bạn bè, xem mọi người ra sao rồi. Vui có, buồn có, tâm trạng cứ lẫn lộn hoài. Mấy hôm nay cứ hồi hộp, như ngồi trên đống lửa vì cái kì thi entrance exam của Lahti. Thôi thì cứ cố chờ đi.

Bên blog nồi niêu của chị Pham Dang Bich Van có món mới, đúng món mình thích, đó là bánh ngọt trắng nâu, cái màu nâu hình như chị ấy làm bằng chocolate, mình thích mùi bánh ngọt có chocolate trong đó, đậm đà không thể tưởng. Bé Quyên hôm nào làm cho anh ăn thử nha. Còn đây là hình cái bánh nè, ngon hong.


Hình lấy từ blog của nồi niêu

Lòng vòng qua blog của tên Gờ, (hắn Gman đó) thì biết hắn sắp rời lớp 12. Với mọi người thì đó là một điều buồn hay không, chứ với Sang thì đó là niềm vui. Vì rời trường học, mới là lúc Sang có cơ hội học thật sự, học bằng khả năng, bằng giờ của chính mình, bằng tâm huyết, bằng tất cả niềm đam mê. Còn trong trường, gọi là gì thì hiện giờ mình vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ biết cái tường rào xung quanh tất cả các trường, ngày một cao lên, lại có giăng kẽm gai ở trên, làm mình liên tưởng đến... Mà thôi, nói nhiều mắc công mấy em nhỏ bắt chước mình bỏ học thì khốn.

Vòng qua blog của bác Đầu Cọ, thì ra tốc độ ra bài của bác cũng không kém tụi trẻ tí tẹo nào. Đọc vẹo cả cổ, cũng xong 4 bài mới. Lòng vòng trong đó thì bị lạc qua một blog của một "food blogger" - theo cách mà bác ấy gọi. Trong đó ấn tượng với loạt bài 31 very interesting things, nhất là cái video clip về giao thông ở Việt Nam. Xem thấy buồn vô cùng. Có nghe ai đó nói bâng quơ: "Ở Việt Nam cái gì cũng mắc, chỉ có mạng người là rẻ thôi..." Thấy đúng thiệt.


Video clip lấy từ blog http://www.noodlepie.com/

Ghé qua group của các bloggers Việt Nam, thấy tên Gờ post một bài khá hay, ghé vào ba hoa chung luôn, mọi người có hứng thú thì ghé qua xem bài Blog có nghĩa là gì nhé.

Monday, May 5, 2008

The book of Could



Hôm nọ xem film, tình cảnh không đến nỗi tệ, nhưng cũng nảy ra một suy nghĩ: "Mình sẽ tiếc nuối về một ngày nào đó, hay một điều gì đó, mà mình chưa làm được không?" Câu hỏi cứ dai dẳng, thế là hôm nay bắt tay làm cuốn Book of Could.

Đặt từ cho văn vẻ hoa hòe, chứ cũng bình dị thôi, nó chỉ là cuốn sách, ghi lại những thứ mà I wish I could... Đó có thể là đi du lịch Paris, hay rờ vào chân của Sphinx, hoặc đơn giản, nói một câu yêu thương mà từ xưa đến nay mình chưa nói được bao giờ. Mà thôi, chi tiết thì mỗi người mỗi ý, làm sao mà nói cho hết. Tựu trung lại, cuốn sách chỉ có một tiêu chí duy nhất: "I wish I could....", và phải là sao cho cái Could đó trở thành hiện thực.

Ai làm chung với mình ý tưởng này nhỉ? Bìa quyển sách mình mới design ở trên, ai thích thì mình share, còn không thì cứ nhờ, mình làm cái khác cho, OK heng?

Sunday, May 4, 2008

Hey, come on spring KID!



Những mẫu quần áo này mình lấy từ Gymboree.com - Children's Clothing: Kids' Clothing & Children's Clothes at Gymboree, hiện đang có chương trình giảm giá đến 50% lận đó, ai thích ghé mua nhé. Còn không thì cũng xem qua để mai mốt biết mà lựa, hihi.

Đồ cho trẻ lâu nay bị xem là không có gì đáng bàn, nhưng xem ra chúng ta đã nhầm. Những năm đầu đời của bé, việc tiếp xúc nhiều với màu sắc, đồ chơi v...v... cũng được xem như một trong những cách học hỏi thế giới xung quanh. Nắm bắt được điều đó, ngành thời trang dành cho trẻ em phát triển mạnh. Ở Việt Nam, cũng xuất hiện một số website chuyên bán quần áo cho trẻ em như Thời Trang Hot - Trang phục trẻ em, hay như YF Fashsion, Thoi trang tre em, mọi người xem qua tham khảo, chứ Sang cũng chưa mua hàng từ những trang của Việt Nam bao giờ, thật sự là ở Việt Nam, việc mua bán qua mạng chưa được chú trọng lắm, chứ không phải họ bán hàng không tốt.

Lưu ý nhỏ, nên lựa quần áo có thành phần cotton cao một tí, như thế quần áo sẽ hút mồ hôi hơn, tạo cho trẻ cảm giác thoáng đãng hơn. Không nên chỉ chú trọng vào màu sắc.

Saturday, May 3, 2008

Bánh chuối hấp

Ngày trước ở quê có bác hàng sớm, sáng nào cũng thức dậy làm bánh chuối hấp, xôi, sinh tố và rau câu, để bán cho mấy em học sinh cấp 1 trước cổng trường. Hôm nào đi học buổi chiều thì sáng cũng dậy sớm, chạy qua nhà bác phụ làm bánh rồi hấp bánh tới canh chừng lửa nữa.
Lúc nhỏ thì thấy người lớn làm bánh ngon thì lúc nào mà không muốn bu bu lại xem rồi coi có chỉa được miếng nào hong. Qua phụ vậy cũng được trả công một dĩa bánh chuối sao khi hấp xong mấy mâm lun, coi như buổi sáng có đồ để ăn sáng.
Thật ra bánh chuối hấp cũng không cầu kì khó làm lắm, chỉ cần đúng lượng nước và bột là ngon nhất, bánh không cứng cũng không quá mềm.
Mấy lần trước cứ làm xong rồi ăn nuốt cong cổ lun. Hix Cái tự nhiên thèm ăn bánh chuối hấp cái lật đật đi mua chuối về làm. Coi bộ lần này làm có tiến bộ rất nhiều, ăn có mùi của bánh chuối hấp hihihi.

Bánh chuối hấp ăn ngon ngon, ngọt của chuối vị béo của nước cốt dừa, ăn vào rất hấp dẫn. Thường để ăn vào buổi sáng cho no bụng.



Bánh chuối hấp


Bánh chuối hấp

Nguyên liệu

4 trái chuối sứ chín
100 g bột năng
150 g bột gạo
400ml nước
150g đường cát
50g đậu phọng (rang vàng, giã nát)
200ml nước cốt dừa (trong lon)
1/2 óng vani
* hoặc 250 g dừa nạo, vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 chén nước dảo

Cách làm:
Đường cát nấu tan với nước để nguội.
Pha bột: bột năng + bột gạo + vani cho vào một cái thau nhom. Chế nước đường từ từ vào bột khuấy đều hỗn hợp, để bột nở 20 phút.
Chuối lọt vỏ, cắt khoanh tròn cở 3mm.
* chuối cắt trước để lâu sẽ bị đen, nên hấp tới đâu lột vỏ cắt tới đó.
Hấp bánh: Chuẩn bị một cái xửng hấp nhiều nước, nếu không có xửng hấp, lấy một cái xoong lớn, để cái dĩa úp xuống, đổ nước vào nấu sôi. Thoa dầu vào khuôn, chế một lớp bột, xếp xen kẽ một lớp chuối, một lớp bột. Hấp bánh chín trong, để nguội.
* Một cách hấp bánh không tốn nhiều thời gian là, chuối cắt khoanh tròn cho chung vào thau bột quậy cho đều lên. Khi hấp bánh chỉ cần múc bột lẫn chuối cho vào khuôn hấp. Khỏi phải xếp xen lẽ tốn thời gian.
Nước cốt dừa: 200ml nước cốt dừa nấu sôi, cho 50g đường cát + chút muối vào nấu ta. 1 muỗng canh bột năng khuấy một tí nước lạnh cho đều, chế từ từ vào nước cốt dừa, quậy đều tay cho nước cốt sền sệt lại là được.

Cắt bánh ra từng miếng nhỏ xếp lên dĩa, rưới nước cốt dừa và rắc đậu phọng lên trên, dùng khi còn nóng.

Thursday, May 1, 2008

Bánh đúc lá dứa

Không biết sao ngồi ngẫm nghĩ làm món gì ăn, thì lại nghĩ ra cái bánh đúc. Hồi nhỏ xíu xiu à, nhớ mỏi lần nhà Nội có đám giỗ thường thấy mấy bà già ngồi quậy nồi bánh đúc xanh màu lá dứa, mà lúc đó chưa biết nó là cái gì hết. Tò mò hỏi người lớn, người ta bảo là bánh đúc lá dứa. Chỉ có biết thế thôi còn ăn chưa thì cũng chẳng nhớ nổi nữa. Thôi thì lần này có dịp làm bánh đúc, mà lần đầu tiên làm nữa, không biết mùi vị nó có giống không rồi không biết làm có thành công không. Hơi lo lo, tới làm mới biết là không dễ như tưởng tượng chút nào.

Bánh đúc lá dứa

Dạo một vòng mấy trang web tìm "history" của bánh đúc, có nhiều phát hiện mới, và chợt nhớ ra câu ca dao " Mấy đời bánh đúc có xương, Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng" câu này ở xớm nghe hòai à. Giờ mới nhớ lại.

"Bánh đúc có rất nhiều loại, mặn ngọt đủ thứ hết, tùy theo người làm người ăn biến tấu món bánh ra sao. Bánh đúc được ăn kèm với nhiều loại thực phẩm khác nhau từ mặn cho tới món ngọt...như riêu cua cho đến mắm tôm, tương bần, từ mật ong, mật mía, mứt trái cây (confiture) cho đến cá kho, thịt kho... và bánh đúc được làm ra nhiều loại theo các miền khác nhau. Bánh đúc màu xanh của lá dứa để làm thành món bánh đúc cẩm thạch của miền Nam, rồi thêm đậu phụng trên mặt bánh để gọi là bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, làm bằng bột bắp để có bánh đúc ngô v.v... Bánh đúc là một loại bánh của Việt Nam. Bánh được làm bằng bột gạo (miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) với một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ. Đây là một món ăn dân dã của Việt Nam."

*Hồi trước bánh đúc làm bằng bột gạo và vôi, mà vôi giờ không có nữa, thấy người ta làm bằng nhiều thứ bột khác nhau. Còn mình làm bột gạo với bột năng. Tìm lại liệu vòng vòng thấy bánh đúc chỉ có khuấy trên bếp cho tới khi chín rồi để cho đông lại, còn mình thì khuấy một lát trên bếp rồi cho vào nồi hấp, thấy cho vào nồi hấp dễ hơn mà không tốn sức nhiều khi ngồi khuấy nồi bánh đúc to đùng cho tới khi chín lun, chắc rụng tay lun quá.


Bánh đúc lá dứa
Nguyên liệu:
200g bột gạo
200 bột năng.
1 bó lá dứa.
1 ống màu xanh.
2 cà fê dầu ăn.
200g đường thẻ.
1 muỗng canh bột năng.
200ml nước cốt dừa.
1/4 thìa muối.
50g vừng trắng rang vàng.




Cách làm:
Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ (1) cho vào một cái tô lớn. Lấy cái chày đâm, đâm lá dứa được cắt ra cho thật nhuyễn (2). Đỗ 500ml nước sôi vào tô lá dứa. Lược qua một miếng vãi lưới (3), vắt lấy nước. Thêm 1 ống màu xanh vào quậy đều. Nhìn có màu xanh xanh là được.
* Nếu như có cối/máy xay nhuyễn thì lá dứa rửa sạch cắt khúc ngắn cho vào máy xay với 500ml nước nóng. Lọt lại lấy nước.
Pha 100g bột gạo với 100g bột năng với nước lá dứa + 1 muỗng cà fê dầu ăn vào một cái xoong nhỏ quậy bột cho đều (4). Bắc lên lò ở nhiệt độ nhỏ, quậy liên tục và đều tay, cho tới khi thấy hơi nặng tay nhắc xuống (5), vẫn quậy đều tay một lát.
Làm tương tự như trên với 100g bột gạo và 100g bột nặng pha với 500ml nước lạnh + dầu ăn còn lại.
Lấy một cái khuôn vuông/tròn, cho một lớp bột màu xanh vào, nến cho đều cả khuôn, và một lớp trắng.
Cho vào nồi lớn hấp cách thủy cho tới khi bột chín (6).
* Lấy một cái xoong lớn, để úp cái dĩa xuống, đổ nước lên, cho nước hơi ngập nữa cái dĩa. Nấu sôi.

Thắng nước đường: Đường thẻ nấu với 200ml nước cho tan, bột năng pha một chút nước lạnh trong cái chén nhỏ, chế từ từ vào nước đường khuấy đều, cho tới khi sền sệt là được
Nước cốt dừa: nước cốt dừa nấu sôi, cho một chút muối, và một chút bột năng pha nước lạnh vào cho sền sệt. (8)
Mè rang vàng.
Bánh chín lấy ra để hơi nguội rồi lấy ra khuôn, để nguội. Cắt bánh từng cục nhỏ hoặc vuông gì túy i thích. (7)
Khi ăn chan nước đường và nước cốt dừa, rắc mè rang vàng lên trên.