Hắn lại thức khuya để làm việc, vợ hắn cằn nhằn, hắn chỉ cười hề hề. Hắn thích thế. Mỗi lần chọc cho vợ cáu lên, hắn lấy làm khoái chí lắm. Có lẽ hắn cảm thấy mình còn chút khiếu hài hước.
Làm việc khuya có nhiều cái thú vị. Có thể nghe con dế nó cứ rỉ rả, đủng đỉnh mà gáy, cứ như thế gian này là của riêng nó, nó muốn gáy thế nào mặc nó. Cũng có lúc gặp con chim đi ăn đêm, chả biết chim gì, cứ nhè cửa sổ mà mổ, làm hắn cáu không chịu được. Có lúc toi cả đêm chỉ vì quyển tiểu thuyết kia hay quá, hắn đọc liền tù tì đến sáng, việc làm cứ bỏ đó hẵng tính...
Dạo này thì khác rồi, hắn cảm thấy lo lắng cho cuộc sống nên phải làm nhiều hơn. Chốc chốc hắn lại chạy vào vuốt trán vợ mỗi khi nàng mớ gì đó, rồi khe khẽ hôn lên tóc nàng. Hắn làm như nếu hôn mạnh quá, có thể nàng sẽ vỡ ra.
Còn rất nhiều dự định hắn phải làm, hắn còn bố mẹ đang gặp khó khăn, và còn cái gia đình nhỏ nhỏ của hắn nữa. Nhiều lúc hắn cứ nói như tự an ủi mình, "sinh ra trong nghèo khó cũng có cái hay của nó, bởi hằng ngày làm việc, ta sẽ cảm thấy mình có ích hơn".
AiEi.us
Ngôi nhà nhỏ nơi góc lặng của net...
Wednesday, November 3, 2010
Friday, October 8, 2010
Thằng nhạc sĩ tồi
Nhân đọc bài "Khi Đặng Thái Sơn không thể 'địch' lại Hương Lan, Tuấn Vũ", lời tâm sự của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, do H. Hương Giang ghi, tôi dự định viết lời bình trên blog UPstudio, nhưng lại nghĩ đây chỉ là bài sưu tập của anh Trãi, nên định chạy qua TuanVietnam.net thì thấy nhiều người đã bình còn "ác liệt" hơn mình. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi quyết định viết lại trên blog của mình, để có thể nói thẳng, nói thật hơn. Viết bên ngoài mắc công vòng vo.
Đây là bài gốc : "Khi Đặng Thái Sơn không thể 'địch' lại Hương Lan, Tuấn Vũ"
Tôi không bàn sâu, chỉ nói một vài điểm chính.
Nếu nhạc sĩ nói như thế, thì danh hiệu "Ông hoàng dĩa nhựa" ở đâu ra, nó nằm trong nhạc gì? Và theo tôi được biết, thì ngày xưa, người ta viết và hát cải lương bằng cả con tim, và người dân đi xem cải lương như trẩy hội. Nhạc vàng cũng thế. (Không như thứ nhạc cải lương hiện nay đâu.)
Nhạc Hương Lan, Tuấn Vũ không phải là nhạc rác. Tại sao người ta gần đây đổ xô nghe họ đến độ chính họ còn không tin nỗi? Có phải vì chỉ với những ca từ giản đơn mộc mạc đó mà người ta còn tìm lại được chút gì đó quê hương, chút gì còn sót lại của Việt Nam.
Thử nhìn dàn ánh sáng kệch cỡm đang phá nát cái đẹp của Hồ Gươm kìa. Tôi không thích Hà Nội, nhưng rõ ràng tôi công nhận vẻ đẹp cổ kính của Hồ Gươm là đẹp. Nhìn là nhận ra ngay đó là Hồ Guơm của Hà Nội. Còn dàn đèn kia? Bất kỳ vũ trường ở bất kỳ thành phố nào, cũng có.
Bài viết này đưa ra một sự so sánh khập khiễng, khi so sánh hai dòng nhạc thực sự khác biệt với nhau. Mỗi một dòng nhạc, có nét đặc trưng, có cái hay cái đẹp riêng. Nếu không có, nó sẽ không thể tồn tại qua bao nhiêu cấm đoán, bao nhiêu thử thách. Bản thân nhạc vàng là thứ nhạc không được "khuyến khích". Nếu người dân không yêu mến nó, thì với một dòng nhạc không được quảng cáo, không được PR, hay marketing mà vẫn tồn tại qua hàng mấy thập niên, thì đó là một điều thần kỳ. Không có sự ủng hộ của người dân dành cho nhạc vàng, thì nó đã không sống được tới ngày hôm nay.
Tôi không phủ nhận giá trị của nhạc cổ điển, tôi không đánh giá thấp Đặng Thái Sơn. Nhưng họ có vị trí của họ. Trong xã hội, có nghề nghiệp chuyên môn riêng, mỗi người một vị trí. Không thể nói nghề tôi cao quý, nghề anh thấp hèn. Một thằng quan ăn hối lộ, đút lót, xà xẻo tiền của dân mà nghe nhạc Đặng Thái Sơn thì thành thanh liêm, thành ra có đạo đức à? Một thằng vô lại chơi nhạc Bach thì thành trí thức à? Hay bác nông dân nghe nhạc Tuấn Vũ thì thành ra vô văn hoá? Và mẹ tôi chân lấm tay bùn cả đời nuôi con ăn học nghe Hương Lan hát thì ngay lập tức trở thành phường rẻ tiền?
Một người nhạc sĩ mà không nhận ra được cái hay, cái đẹp của từng dòng nhạc, để rồi so sánh đâu là nhạc quý tộc, đâu là nhạc rẻ tiền, thì thật là nhục nhã cho danh hiệu nhạc sĩ. Một thằng nhạc sĩ tồi thì dù chơi Beethoven thì cũng là thằng nhạc sĩ tồi, một người dân vô danh hát ngợi ca quê hương xứ sở cũng đáng quý ngàn lần hơn thằng nhạc sĩ tồi đó.
Đây là bài gốc : "Khi Đặng Thái Sơn không thể 'địch' lại Hương Lan, Tuấn Vũ"
Tôi không bàn sâu, chỉ nói một vài điểm chính.
Như vậy, "sự kiện âm nhạc" nổi bật trong thời gian trước thềm Đại lễ lại là những đêm nhạc "Sến" của Hương Lan, Tuấn Vũ (!!!) Những chuyện này trước đây không thể xảy ra.
Nếu nhạc sĩ nói như thế, thì danh hiệu "Ông hoàng dĩa nhựa" ở đâu ra, nó nằm trong nhạc gì? Và theo tôi được biết, thì ngày xưa, người ta viết và hát cải lương bằng cả con tim, và người dân đi xem cải lương như trẩy hội. Nhạc vàng cũng thế. (Không như thứ nhạc cải lương hiện nay đâu.)
Nhạc Hương Lan, Tuấn Vũ không phải là nhạc rác. Tại sao người ta gần đây đổ xô nghe họ đến độ chính họ còn không tin nỗi? Có phải vì chỉ với những ca từ giản đơn mộc mạc đó mà người ta còn tìm lại được chút gì đó quê hương, chút gì còn sót lại của Việt Nam.
Thử nhìn dàn ánh sáng kệch cỡm đang phá nát cái đẹp của Hồ Gươm kìa. Tôi không thích Hà Nội, nhưng rõ ràng tôi công nhận vẻ đẹp cổ kính của Hồ Gươm là đẹp. Nhìn là nhận ra ngay đó là Hồ Guơm của Hà Nội. Còn dàn đèn kia? Bất kỳ vũ trường ở bất kỳ thành phố nào, cũng có.
Bài viết này đưa ra một sự so sánh khập khiễng, khi so sánh hai dòng nhạc thực sự khác biệt với nhau. Mỗi một dòng nhạc, có nét đặc trưng, có cái hay cái đẹp riêng. Nếu không có, nó sẽ không thể tồn tại qua bao nhiêu cấm đoán, bao nhiêu thử thách. Bản thân nhạc vàng là thứ nhạc không được "khuyến khích". Nếu người dân không yêu mến nó, thì với một dòng nhạc không được quảng cáo, không được PR, hay marketing mà vẫn tồn tại qua hàng mấy thập niên, thì đó là một điều thần kỳ. Không có sự ủng hộ của người dân dành cho nhạc vàng, thì nó đã không sống được tới ngày hôm nay.
Tôi không phủ nhận giá trị của nhạc cổ điển, tôi không đánh giá thấp Đặng Thái Sơn. Nhưng họ có vị trí của họ. Trong xã hội, có nghề nghiệp chuyên môn riêng, mỗi người một vị trí. Không thể nói nghề tôi cao quý, nghề anh thấp hèn. Một thằng quan ăn hối lộ, đút lót, xà xẻo tiền của dân mà nghe nhạc Đặng Thái Sơn thì thành thanh liêm, thành ra có đạo đức à? Một thằng vô lại chơi nhạc Bach thì thành trí thức à? Hay bác nông dân nghe nhạc Tuấn Vũ thì thành ra vô văn hoá? Và mẹ tôi chân lấm tay bùn cả đời nuôi con ăn học nghe Hương Lan hát thì ngay lập tức trở thành phường rẻ tiền?
Một người nhạc sĩ mà không nhận ra được cái hay, cái đẹp của từng dòng nhạc, để rồi so sánh đâu là nhạc quý tộc, đâu là nhạc rẻ tiền, thì thật là nhục nhã cho danh hiệu nhạc sĩ. Một thằng nhạc sĩ tồi thì dù chơi Beethoven thì cũng là thằng nhạc sĩ tồi, một người dân vô danh hát ngợi ca quê hương xứ sở cũng đáng quý ngàn lần hơn thằng nhạc sĩ tồi đó.
Truyện ngắn: ĐÁM MA NGƯỜI DƯNG
(Tặng một người bạn đồng cảm.)
Cô bị anh bỏ rơi.
Anh từng nói hãy tin anh, và cô đã tin. Với cô, anh là tất cả. Anh cũng biết điều đó, cô cảm giác rất rõ là như thế. Vậy tại sao anh lại rời bỏ cô? Câu hỏi đó cứ lặp đi lặp lại mấy ngày nay.
Ngày xưa cô vẫn thường là nơi để đám bạn chí cốt trút bầu tâm sự, và lần nào cô cũng phải hết lòng khuyên bọn nó phải vững tin vào tình người. Nay thì chua chát quá, cô tìm đến chúng, và đổi chỗ cho nhau. Cảm giác phải nghe lại những gì mình từng thuộc làu, quả thật là buồn cười.
Hôm nay cô đã đỡ hơn nhiều, cô không còn giận anh nữa. Cô lang thang ngoài đường. Hình như cô định đi làm, hay đi chợ gì đó, nhưng quên mất rồi. Giờ cô cứ đi như thế thôi. "Chút nữa quẹo bên kia mình sẽ về nhà, sẽ bật máy tính lên... Nhưng để làm gì kia chứ?" Cô nhoẻn miệng cười, cái thói quen của mấy trăm mấy ngàn ngày nó biến cô thành cỗ máy rồi.
Bây giờ cô như một đứa trẻ, sợ cô giáo phạt đòn vì không thuộc bài, mà vẫn muốn lên lớp với chúng bạn. Vừa tiếc nuối, vừa sợ sệt, vừa giận chính mình, và có chút gì hờn dỗi.
Cuối con đường là một đám tang, của ai nhỉ? Không biết, một người xa lạ. Một người con gái xa lạ. Cô ấy cũng như cô, khoảng 20 tuổi. Cái tuổi đẹp nhất đời con gái. Sao lại như thế? Cô ấy vẫn đang cười trong tấm ảnh đặt trước quan tài mà, nụ cười đẹp như thiên thần mà cô thường thấy trong nhà thờ. Chẳng lẽ cô ấy luôn cười như thế trong mọi bức ảnh ư? Một người yêu đời như thế thì sao lại...
Lạ thật, tại sao cô lại muốn tìm hiểu về cô gái ấy, cô cũng không hiểu. Dường như có gì đó đồng cảm, cô chỉ thấy người con gái nằm đó sao mà thân thương quá. Cô nhìn, rồi bật khóc, khóc nức nở. Cô không biết mình đang khóc cho ai, và vì lý do gì nữa. Một cái gì đó cứ khiến cô cứ mãi khóc. Mọi người có chút ngạc nhiên, nhưng có lẽ họ nghĩ cô là bạn của cô ấy, nên cũng không làm gì cô. Một bác gái đến xoa xoa vai cô, khuyên nhủ cô gì đó, cô chỉ gật đầu, nhưng không nghe gì cả. Hai tai cô điếc đặc, hai mũi cũng nghẹt, cảm giác nghẹn ngào làm cô thở gấp.
Bỗng điện thoại trong túi cô rung lên. Cô cuống cuồng đưa tay vào túi. Nhưng đôi tay, à không, cả cơ thể dường như không còn nghe lời cô nữa. "Có thể là anh gọi về cho mình, anh đã nói như thế mà..." Điện thoại vuột rơi ra khỏi tay cô. "Không!" Cô thét lên rồi nhoài người ra chụp lấy. Loáng thoáng bên tai cô là tiếng rít của bánh xe nghe rợn người...
Cô mở mắt, xung quanh là một màu trắng. Có hương thơm, có hoa, có bướm. Cô cảm thấy mình thật nhẹ nhàng, và cô quyết định mình sẽ hái những bông hoa đẹp nhất ở đây để cho anh. Nhưng anh đâu rồi? Cô nhớ lại, à, mình có điện thoại của anh mà. Điện thoại đâu? Nó phải ở trong túi mình chứ? Cô tìm quanh quất, đưa tay xuống túi áo, cô chợt vướng phải một sợi dây gì đó, nhói buốt nơi cổ họng. Nước từ đâu trào ra, nghẹt lấy cổ họng cô, sặc sụa...
Cô lại mở mắt, lần này không còn hương hoa mà thay vào đó là mùi thuốc sát trùng. Cô lờ mờ đoán ra mình đang nằm trong bệnh viện. Thật khốn khổ. Mình đã nằm đây bao lâu rồi? Mẹ sẽ lo lắng lắm đây. Còn ba nữa, ông sẽ điên lên cho mà xem. Nhưng thật là tức, mình đâu thể nằm mãi đây. Còn đi, ừ mà mình biết đi đâu nữa, mọi chuyện giờ đã chấm dứt rồi. Anh không còn bên mình nữa mà. Nhưng anh vừa gọi cho mình, mình phải gọi lại để anh bớt lo lắng. Điện thoại đâu rồi? À, kia rồi, nó trên bàn.
Cô vươn người, có gì đó cứ níu lấy người cô. Mặc, cô phải xem đã bao lâu kể từ khi anh gọi cho cô. Anh sẽ lo lắng lắm nếu cô không trả lời máy. Thể nào anh cũng sẽ lại giận, lại mắng cô cho mà xem. Nhưng không sao, vì anh lo lắng cho cô mà. Cô nhoẻn miệng cười, dù vết thương nơi bả vai bắt đầu đứt chỉ và tứa máu. Vồ mạnh lấy điện thoại đặt trên bàn, cô thầm cảm ơn người nào đã tốt bụng, giữ nó giùm cô.
Háo hức như một đứa trẻ có quà của mẹ đi chợ về, cô mở điện thoại ra, lần tìm trong History, không thấy cuộc gọi nào mới kể từ khi cô gọi cho mẹ. Thật lạ, điện thoại đã từng rung lên kia mà. Không, không thể nào, rõ ràng là anh đã gọi về. Rõ ràng là như thế mà. Cô cuống cuồng tìm trong tin nhắn. Có khi nào anh nhắn tin không? À, đây rồi. Cô reo lên, một tin nhắn chưa được đọc còn nằm trong hộp thư. Cô run run nhìn nó, số điện thoại được bảo vệ vì được gửi từ một tổng đài. Đúng rồi, là anh, anh gửi về từ bên đó, thỉnh thoảng cô vẫn nhận được vài cái tin được giấu số, do anh gửi mà.
Nước mắt cô trào ra, cô cảm thấy mình phúc hơn lúc nào hết. Vết thương của cô không làm cô gục ngã được. Cô cười lặng lẽ trong sự hân hoan đó. Anh vẫn còn nhớ đến cô. Cô biết mà, không thấy cô lên mạng lâu như vậy, thể nào anh cũng lo lắng cho cô mà.
Tin nhắn được mở ra, cô lặng người trước dòng chữ: "Để biết được điểm G của bạn đời? Hãy soạn tin Gờ Pê Rờ Ét gửi 8610..."
Bên tai cô, tiếng gì đó vang lên ong ong, dường như đủ làm nổ tung óc cô...
(Hết.)
Sunday, October 3, 2010
Sưu dịch
"..Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ vận động xã cho học sinh nghỉ học để dập dịch châu chấu bằng phương pháp thủ công", ông Lựu cho biết.
Ngày xưa, ba tôi đi làm buổi sáng, tối về làm thêm hàng gia công ở nhà, còn mẹ tôi thì nhặt củi, bó thành từng bó để bán, tích cóp từng đồng để tui đi học. Ba tui nói, trừ khi trường học bị cháy, còn ngập vẫn phải đi.
Ông Lựu này tui không biết ổng là ai, nhưng tui chửi thẳng cái ý tưởng kêu gọi học sinh nghỉ học để đi làm cái việc này là cực kỳ thiếu nhân văn. Bởi học sinh không phải là lực lượng lao động, càng không phải lực lượng để kêu gọi để làm việc tình nguyện bằng cách nghỉ học.
Theo cá nhân tôi, trừ khi thiên tai, hoặc những tai nạn nguy hiểm xảy ra cho trường học, thì học sinh mới phải nghỉ học. Còn ngoài ra, tuyệt đối không một ai có quyền bắt học sinh nghỉ học để làm bất kỳ việc gì. Bởi vì xã hội đã có những nguồn dự trữ, những quỹ khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề như sâu bệnh, dịch bệnh rồi. Sử dụng không hiệu quả các nguồn đó là lỗi của người quản lý, không phải lỗi của học sinh. Người đáng phải đi bắt châu chấu chính là ông Lựu.
Khi xảy ra những chuyện ngoài ý muốn, nhà quản lý có quyền phát động phong trào tình nguyện, nhưng người dân, học sinh có quyền tự chọn thời điểm tham gia. Không ai có quyền yêu cầu học sinh phải nghĩ học để đi làm việc công cả, nghe rất giống việc đi sưu thời phong kiến.
Ông Lựu, ý tưởng này là của kẻ thiếu học, mất nhân tính, và khốn nạn.
Liên kết chính: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20FB2/
Ngày xưa, ba tôi đi làm buổi sáng, tối về làm thêm hàng gia công ở nhà, còn mẹ tôi thì nhặt củi, bó thành từng bó để bán, tích cóp từng đồng để tui đi học. Ba tui nói, trừ khi trường học bị cháy, còn ngập vẫn phải đi.
Ông Lựu này tui không biết ổng là ai, nhưng tui chửi thẳng cái ý tưởng kêu gọi học sinh nghỉ học để đi làm cái việc này là cực kỳ thiếu nhân văn. Bởi học sinh không phải là lực lượng lao động, càng không phải lực lượng để kêu gọi để làm việc tình nguyện bằng cách nghỉ học.
Theo cá nhân tôi, trừ khi thiên tai, hoặc những tai nạn nguy hiểm xảy ra cho trường học, thì học sinh mới phải nghỉ học. Còn ngoài ra, tuyệt đối không một ai có quyền bắt học sinh nghỉ học để làm bất kỳ việc gì. Bởi vì xã hội đã có những nguồn dự trữ, những quỹ khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề như sâu bệnh, dịch bệnh rồi. Sử dụng không hiệu quả các nguồn đó là lỗi của người quản lý, không phải lỗi của học sinh. Người đáng phải đi bắt châu chấu chính là ông Lựu.
Khi xảy ra những chuyện ngoài ý muốn, nhà quản lý có quyền phát động phong trào tình nguyện, nhưng người dân, học sinh có quyền tự chọn thời điểm tham gia. Không ai có quyền yêu cầu học sinh phải nghĩ học để đi làm việc công cả, nghe rất giống việc đi sưu thời phong kiến.
Ông Lựu, ý tưởng này là của kẻ thiếu học, mất nhân tính, và khốn nạn.
Liên kết chính: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20FB2/
Thursday, September 9, 2010
Ánh đèn đêm
Ngày xưa, mỗi lần đi với ba về quê lo công việc, ba đều quay về ngay trong đêm. Rất hiếm khi ba chịu ngủ lại, toàn về nhà dù có khuya đến mấy. Những lúc như vậy, mình thường ngồi đàng trước và ngủ gà ngủ gật, trong óc thì mơ màng cảnh rúc vào mền ấm của mẹ mà ngủ, cảm giác thèm thuồng lấn át mọi cảm xúc lúc đó.
Đường về là quốc lộ, nên xa thật xa thường le lói ánh đèn từ khu dân cư xa lạ nào đó. Ánh đèn vàng, và nhỏ bé cứ chớp tắt một cách yếu ớt đàng xa, cứ làm mình hay tưởng tượng đủ thứ trên đời: nào là mắt con thú dữ nào đó, nào là các anh lính đang truyền tin, mà trên hết, mình cứ đinh ninh đó là ánh đèn nhà mình.
Chưa bao giờ mình cảm giác nó thật hơn thế. Giống như một người bộ hành lạc giữa sa mạc, thì khi nhìn thấy một cây dừa đàng trước, họ cũng đinh ninh rằng đó chính là đường sống. Giống như một anh lính xa quê, nhìn khói trận mà ngỡ khói bếp quê nhà. Mình cũng vậy, cứ nhìn ánh đèn vàng đó, thì cứ ngỡ đó là ánh đèn mẹ còn mở đợi hai cha con về.
Lúc còn nhỏ thường đi rong chơi, thật khuya mới về, lần nào bóng đèn tròn tù mù cũng có bật sáng. Mẹ luôn đợi mình về. Dù có khuya cách mấy. Chỉ khi mình đã nằm ngủ yên trong phòng, mẹ mới tắt nó.
Tối nay đi học về, ngồi trong metro, lại bắt gặp ánh đèn vàng yếu ớt bên kia sông khi qua cầu. Cảm giác như mình đang chạy trên đường quốc lộ ngày nào. Và thật lạ là, cảm giác đinh ninh rằng mẹ vẫn chưa tắt bóng đèn tròn đó, rất thật.
Helsinki, Sep 8, 2010.
Đường về là quốc lộ, nên xa thật xa thường le lói ánh đèn từ khu dân cư xa lạ nào đó. Ánh đèn vàng, và nhỏ bé cứ chớp tắt một cách yếu ớt đàng xa, cứ làm mình hay tưởng tượng đủ thứ trên đời: nào là mắt con thú dữ nào đó, nào là các anh lính đang truyền tin, mà trên hết, mình cứ đinh ninh đó là ánh đèn nhà mình.
Chưa bao giờ mình cảm giác nó thật hơn thế. Giống như một người bộ hành lạc giữa sa mạc, thì khi nhìn thấy một cây dừa đàng trước, họ cũng đinh ninh rằng đó chính là đường sống. Giống như một anh lính xa quê, nhìn khói trận mà ngỡ khói bếp quê nhà. Mình cũng vậy, cứ nhìn ánh đèn vàng đó, thì cứ ngỡ đó là ánh đèn mẹ còn mở đợi hai cha con về.
Lúc còn nhỏ thường đi rong chơi, thật khuya mới về, lần nào bóng đèn tròn tù mù cũng có bật sáng. Mẹ luôn đợi mình về. Dù có khuya cách mấy. Chỉ khi mình đã nằm ngủ yên trong phòng, mẹ mới tắt nó.
Tối nay đi học về, ngồi trong metro, lại bắt gặp ánh đèn vàng yếu ớt bên kia sông khi qua cầu. Cảm giác như mình đang chạy trên đường quốc lộ ngày nào. Và thật lạ là, cảm giác đinh ninh rằng mẹ vẫn chưa tắt bóng đèn tròn đó, rất thật.
Helsinki, Sep 8, 2010.
Subscribe to:
Posts (Atom)