Luôn đặt công ty lên đầu, sự nỗ lực của bạn sẽ không bao giờ là dư thừa. Mang lại lợi ích cho công ty chính là mang lại lợi ích cho bản thân và nâng cao giá trị của mình. Hãy nhớ rằng bạn lo cho công ty, sếp sẽ lo cho bạn.
Hãy chú ý đoạn màu đỏ. Các bạn có thể xem bài viết gốc ở cuối bài. Nhưng có lẽ, chỉ cần tập trung ở đoạn cuối như tôi trích dẫn. Nếu mọi người tinh ý, có thể thấy điều 1, 2, 3 chỉ đơn giản nói những giáo điều huề vốn, nghĩa là những thứ đúng với mọi hoàn cảnh, mọi nghề nghiệp, mọi tình huống, dạng như thầy bói nói : "số cô có mẹ có cha" vậy đó.
Sau khi nói những câu 'lúc-nào-cũng-đúng' như thế, lòng tin người xem sẽ càng tin những điều bên dưới hơn. Sự dụ dỗ tăng cao đến điều thứ 9, thì mới bộc lộ ra ở điều thứ 10. Và nếu như đây là cái ý muốn của người viết, thì xin thưa, nó thật là lộ liễu.
Trên quan điểm cá nhân, tôi đề cao tính chất cá nhân, và khả năng tự đứng vững trên đôi chân của mình, thay vì đợi "sếp sẽ lo cho bạn".
Bài viết này thực sự không đáng xem, vì nó thể hiện cái tinh thần của thời trung cổ. Thời đó, người ta dạy cho mọi người lòng trung thành và sự phục tùng giai cấp, những thứ cần thiết cho các cuộc chiến triền miên tranh giành lãnh địa.
Đi làm nhân viên cho người khác là chuyện rất bình thường, tôi tán thành. Đi làm giúp người ta có thêm kinh nghiệm, thêm nhiều mối quan hệ, tăng kỹ năng nghề nghiệp v...v... Điều đó là tốt.
Nhưng công ty và sếp không có nghĩa là một tôn giáo và giáo chủ mà chúng ta phải tôn thờ và mong chờ được người ta ban ân huệ cho mình.
Hãy làm việc một cách nghiêm túc, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận, và nhận đồng lương xứng đáng. Rồi tự lo cho tương lai của mình. Chẳng cần thiết phải "phục tùng" hay đợi người ta "sẽ lo".
Thử hỏi sau tuổi nghỉ hưu, ai sẽ lo cho bạn? Chỉ giùm tui thằng sếp nào lo cho nhân viên nghỉ hưu. Tui sẽ gỡ bài này xuống.
Read more...
Bạn luôn tự hỏi không hiểu trong mắt sếp “nhân viên tiềm năng” là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành nhân viên tiềm năng?. Đó là những nhân viên thường có 10 đặc điểm sau:
Có mục tiêu rõ ràng
Sếp đặc biệt ưu tiên cho những nhân viên có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với hướng phát triển của công ty. Tình trạng này tồn tại trong 98/100 nhân viên, khi không hài lòng với hiện tại nhưng không có cách để thay đổi tình hình, lí do chính là họ không có một mục tiêu rõ ràng. Vài trò chính của thiết lập mục tiêu chính là giúp họ nói lên sự bất mãn, ươm mầm lực lượng và khuyến khích họ làm việc
Vui lòng giúp đỡ đồng nghiệp
Trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, chúng ta không tránh khỏi lúc khó khăn, hãy nhớ rằng: giúp đỡ đồng nghiệp chính là mở đường cho riêng mình. Bất kì sự giúp đỡ nào cũng đáng quý. Trợ giúp đồng nghiệp không chỉ giành được sự tôn trọng của họ, mà còn thể hiện được khả năng của mình với sếp.
Dám thử thách và sáng tạo
Sức mạnh của công ty chính là sự sáng tạo và đổi mới, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều đặt sự “sáng tạo” là tiêu chí quan trọng quá trình tuyển dụng nhân viên. Ý tưởng mới và sự sáng tạo của nhân viên mang lại ích lợi to lớn cho công ty, đồng thời nhận được sự trọng dụng và trở thành nhân viên tiềm năng trong mắt sếp.
Sự hợp tác và làm việc theo nhóm
Sếp quý trọng những người biết phân công công việc rõ ràng và hợp tác chặt chẽ. Phân công rõ ràng giúp người làm ra thành tích vượt trôi và nâng cao hiệu quả công việc; hợp tác tốt mang lại quyền lực lớn để thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Vì thế sếp thường mong muốn công ty làm việc với sự hợp tác. Thường xuyên làm việc theo nhóm và hợp tác với các đồng nghiệp giúp theo đuổi thành tích cao hơn, thành công hơn và sẽ được sếp đánh giá cao.
Thích ứng với môi trường cạnh tranh
Trong sự cạnh tranh khốc liệt tại doanh nghiệp, “ công bằng ” chỉ có hiệu quả trong tình huống không bị vi phạm, như vậy mới trở thành nguyên tắc của doanh nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp đều thành lập cơ chế loại bỏ thích hợp trong chính nội bộ. Mặc dù loại bỏ là rất khốc liệt, nhưng cần thiết và buộc nhân viên phải thích ứng. Nếu bạn than phiền vì bị giáng chức hay tiêu cực thì sếp sẽ đánh giá thế nào? Ngược lại, những nhân viên cho dù thành tích kém hay phát triển không thuận lợi nhưng vẫn làm việc nỗ lực thì chắc chắn sếp sẽ cho bạn cơ hội thăng tiến.
Vui vẻ phục tùng
Trong công ty, sếp và nhân viên luôn ở vị trí mất cân bằng. Bill Gates từng nói: cuộc sống là không công bằng, hãy học cách chấp nhận nó. Những vị trí khác nhau trong công ty chính là một biểu hiện của sự không công bằng. Sếp có quyền thưởng, phạt; nhân viên ngoài bỏ việc thì không còn quyền gì khác. Là một nhân viên, bạn phải học cách phục tùng, chấp hành chính sách mà sếp đưa ra, cho dù bạn có năng lực cũng cần nhớ rằng phục tùng luôn là điều cần có và sếp thường thích những nhân viên như vậy.
Làm việc hết sức
Sếp luôn là người sáng suốt và thông minh, họ muốn nhân viên có năng lực, làm việc hiệu quả. Thái độ làm việc là một máy nhân bản, làm việc chăm chỉ, sớm muộn bạn sẽ được thăng tiến. Không nên cho rằng sự cố gắng của mình sẽ bị người khác coi nhẹ; khi bạn làm việc nghiêm túc chắc chắn sếp sẽ biết.
Phát hiện và khai thác ý nghĩa công việc
Giá trị công việc quyết định khả năng làm việc của bạn. Khi biết được ý nghĩa của công việc bạn sẽ khai thác được giá trị bản thân, giá trị của bạn chính là động lực để sếp tiếp tục sử dụng bạn.
Chủ động nâng cao giá trị công việc
Sếp quyết định tiền lương, còn giá trị công việc quyền quyết định nằm trong tay bạn, không có tốt nhất chỉ có tốt hơn, nôi dung công việc là có hạn nhưng khám phá công việc là vô hạn, hoàn thành công việc một cách tốt nhất bạn sẽ thể hiện được giá trị khác người của chính mình.
Đặt công ty lên hàng đầu
Luôn đặt công ty lên đầu, sự nỗ lực của bạn sẽ không bao giờ là dư thừa. Mang lại lợi ích cho công ty chính là mang lại lợi ích cho bản thân và nâng cao giá trị của mình. Hãy nhớ rằng bạn lo cho công ty, sếp sẽ lo cho bạn.
theo bài viết của Hạnh Phúc – nguồn Xinhuanet đăng trên dantri
http://www.vnpressnet.com/2010/03/nhung-viec-can-thuc-hien-e-tro-thanh.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+vnpressnet%2FwpoQ+%28VnPressNet%29
No comments:
Post a Comment
Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.
Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.