Navbar


New: Biggest Hiphop News in Vietnamese - DUNKARE MAGAZINE [ Click here to visit ]

Thursday, December 28, 2006

Chào anh iu!!!

em cũng có đọc tin tức thấy cái chuyện này á...
nên hôm qua đợi anh lâu ơi là lâu..nghĩ chắc là hem onl đc nữa rùi
mà mấy người đó nói khỏang 2-3 ngày là xong chiện muh kô bik kéo dài bao lâu lận...
hem thì chán chik lun ...
chat với anh thấy trả lời chậm chậm tưởng nó kích cho out ùi chứ...hihi lo chik lun
vào đc cái nhà là đở ùi á hem vào đc lun hem bik làm sao...
động đất gì mà ảnh hưởng lớn dễ sợ hix
cũng may hem ở gần gần đó á, nguy hiểm thiệt.
mong cho nó mau mau hết để còn chat nữa hihihi

Nhớ anh nhiều lắm... iu ơi là iu!!!

Wednesday, December 27, 2006

Chào em....

Có rắc rối nữa rồi, hix...
Đọc báo thấy tin buồn, mà hem biết làm sao nữa.
Toàn bộ khu vực châu Á đã bị cô lập, do đường truyền tín hiệu bị đứt, hiện tại, anh chỉ có thế truy cập vào những nơi có server đặt tại Châu Á, còn những thứ như Yahoo! anh ko vào được, có lẽ google có server tại vn nên anh còn vào nhà được, anh có nhắn tin cho em, mà ko biết đường truyền còn nhận tin được không nữa...
Nhớ em quá, anh sẽ cố online, khi nào được thì cạp cạp nha >:D<, yêu em nhiều lắm...

Saturday, December 23, 2006

Thursday, December 21, 2006

Vài hình vui vui


BéQ hù AnhS hả??? >.< Chết nè! Hihi...




BéQ hư wá à, hihihi =))

Là sao nhỉ ...

Hôm nay không viết nhiều, vẫn chưa làm xong cái mạc decal cho ba. Chán thật. Mình nghiện net thật rồi. Cứ lang thang cả ngày mà chẳng thu hoạch được cái gì... Có người bảo như thế là có hại, là phí mất thời giờ, là ôi thôi đủ thứ tội tình đổ lên...

Hôm nay làm được vài chuyện, thấy nhẹ nhẹ cái người một chút. Tuần sau khai giảng lớp kế toán, mình phải vào học để còn biết chuyện này chuyện nọ nữa. Mà hình như lạ, cái giờ người ta sắp đi nghỉ hội, nghỉ lễ thì mình đi học, còn cái thuở người ta đi học, thì mình ăn chơi... Tiếc.

Nhớ em. Đôi lúc cứ dối là mình đói bụng. Đi tìm gì đó ăn. Vẫn thấy cồn cào. Nghĩ dại, có khi nào mình điên lên không? Chắc không. Bao nhiêu năm tôi luyện, giờ nó thành sắt thép rồi, không còn là cái trí óc non nớt nữa. Giờ làm gì nhỉ? Em online rồi, thôi ra ngoài chat. Tối viết.

Wednesday, December 20, 2006

Viết về ngày ...

Tôi từng xem ở đâu đó, câu nói : "Viết là một sự trải nghiệm". Đôi khi trong chúng ta, sự trải nghiệm đã dâng đầy tới óc mà ta vẫn không thể viết nổi...

Có khi giật mình. Xem lại em viết. Xem lại từng câu từng dòng. Nhẹ quá mà. Chả có gì. Cũng những câu, những cách ngắt dòng, bỏ lửng lơ... Đau đáu.

Rồi có khi điên tiết, muốn giật hết mọi thứ trên thế gian này ngã nhào xuống, cho hả, cho thỏa. Nhưng lại im. Dường như cái tính im ỉm đã ăn vào máu. Tôi muốn... Vẫn cái điệp khúc ấy khi giận. Cả thế gian vẫn thế. Vẫn là cái tôi to đùng, bự chảng, không gì so sánh nỗi.

Khác người một chút. Có người nói với tôi, à không, tôi đọc được. (Sẽ có câu hỏi tôi đọc đâu mà lắm, xin thưa là không biết, có thể từ một mẩu giấy gói bánh mì cũng nên - tôi có thói quen đọc tất tần tật cái gì có trong tầm tay!). "Hãy chú ý mảnh giấy vụn trong góc phòng, có thể bên trong nó là câu thần chú mở ra trang mới cho cuộc đời bạn". Có người trẻ hơn thì nói toạc ra: "Hãy chú ý những điều không thể, nó sẽ làm bạn giàu có nhanh chóng!"

Hôm nay lại như hôm qua. Cũng đi ra rồi lại đi vào. Bất giác nhớ Nguyễn Bờm có câu thơ hay:

Ở Lào cũng giống ở ta
Cũng có cái cửa, đi ra đi vào
Ở ta cũng giống ở Lào
Cũng có cái cửa, đi vào đi ra...

Có thể gọi đó là thơ không nhỉ ? Đúng quá còn gì. Nhưng viết thế để làm gì? Không biết, có lẽ để khỏa lấp cái "đi ra đi vào". Nếu thế thì bài này là tuyệt cú!

Trưa nằm chỏng gọng trên ghế. Lật tờ báo to đùng. Thơ!. Giải ba cuộc thi thơ ĐBSCL cơ đấy. Xem thử xem nào. Á. Có lẽ tại mình học dốt. Hoặc tại mình không có khiếu xem thơ, bình thơ. Cho nên xem vào nó trôi tuột thế nào ấy. Nói trắng ra, thơ các chú đó là thơ dối. Tức là làm theo cái kiểu đi ba bước rồi viết vào giấy một từ. Đi xong một ngày, viết được dăm trang thơ. Theo cái kiểu nhà nông là "mỗi lỗ mỗi trỉa", cấy sao cho ngay hàng thẳng nếp là được. Viết sao cho đầy trang giấy là thành thơ. Có chú còn thêm tách trà, rên ư ử trong họng vài ba từ có vần có điệu. Gọi đó là cảm nhận thơ.

Chiều lướt web. Ghé vào G8. Giật mình vì sức làm việc kinh khủng của hắn. Ngày site mới mở. 24 pic. Đến nay chưa hết tháng. 273 pic!. Quả là một con quái vật. Đúng là dùng từ quái vật thì không thừa không thiếu. Bởi mỗi bức, là cả một thế giới, là cả một sự trăn trở, là cả một niềm đam mê trong đó. Bức "Gặp Jen tại chỗ anh ta làm việc" rất bình thường. Chỉ trào nước mắt thôi. Dụi dụi rồi lại xem tiếp. Khùng thật.


Rồi lại điên lên. Tuổi trẻ, thường muốn nhanh, muốn cho chóng xong việc. Mà đời thì cứ phẳng lì lì mà trôi. Đời thế là đời bỏ. Nhưng không, nhìn lại. Nó ngập. Nó tràn. Hàng hàng lớp lớp công việc chảy vào não, len vào óc . Trút ra bớt một ít, chừa chỗ cho thơ với thẩn. Ai đó khuyên nó nên gửi mấy bài cho báo, biết đâu có đường tiến. Nó háo thắng, nghĩ mình hơn họ là cái chắc. Nhưng lúc ngồi viết bút danh mình, thấy cái nghĩa không xứng với nhà thơ lớn. Nên thôi. Có lẽ sau này thơ mình mà nổi tiếng, chắc để chữ Khuyết Danh, nghe có vẻ hay hơn là bút danh thật. Cứ mỗi lần như thế, lại thấy xấu hổ thay cho vài "nhà thơ", đúng, họ là "Nhà Thơ", đem thơ nhốt vào nhà, đó gọi là "nhà thơ".


Lan man tập viết...

Tuesday, December 19, 2006

Tình Yêu Là ...


Tình Yêu Là ...

- Tình yêu là sự tôn kính , là đìều đầu tiên để nhân loại trở lên tốt đẹp.
- Tình yêu là vô giá: Không bán không yêu không mặc cả. Muốn được yêu phải đem đời trả giá.
- Trái tim cảm nhận được những gì đẹp nhất mà con người không thể nhìn thấy hay chạm tới được.
- Ai yêu mãnh liệt người đó sẽ tin vào điều không thể.
- Tình yêu đẹp nhất cũng cần có nước mắt.
- Sự giận dỗi trong tình yêu cũng như muối, không nên cho quá nhiều.
- Sự lừa dối của tình yêu ghê sợ hơn tất cả!
- Tình yêu như những đốm lửa, nó đốt cháy đến tận xương tuỷ và toả sáng đến tận trời xanh.
- Lời dèm pha, đó là những mũi tên có lửa.
- Hình ảnh của người yêu không thể già đi.Vì mỗi giây phút là giờ nó sinh ra.
- Tình yêu có thể hoá túp lều tranh thành lâu đài vàng.
- Ghen tuông làm đảo lộn và đầu độc những gì tốt đẹp nhất trong tình yêu .- Hạnh phúc nằm ngay trong nhà mình , không nên đi tìm trong vườn ngưởi khác .- Bất cứ số phận nào cũng tìm thấy trong tình yêu một chỗ dựa.
- Tình yêu mà không có sự tôn trọng thì không thể tiến xa được, bay xa được.
- Không có gì dịu dàng và cứng rắn như trái tim.
- Người ta xét đoán theo vẻ bề ngoài hơn là thực chất.
Ai cũng có mắt nhưng ít người có khả năng nhìn thấu suốt.
- Người phụ nữ chỉ tin lời tỏ tình khi nói lên khẽ khàng và giản dị.
- Cần phải gặp một quỉ xứ để hiểu lấy một thiên thần.
- Hãy yêu bằng một tình yêu lãng mạn nhưng đừng quên bước hụt hẫng muôn thủa khi trở về với thực tế.
- Tình yêu như dòng sông cuộn chảy, không có chỗ cho kẻ ngược dòng.
- Vẻ đẹp đánh vào mắt nhưng phẩm giá chinh phục tâm hồn.
- Không có gì cao quí và đáng kính hơn lòng chung thuỷ.

Điều Kì Diệu Mang Tên Tình Yêu


Điều Kì Diệu Mang Tên Tình Yêu

Nếu ta yêu một người mà người ấy không yêu lại mình, hãy cứ dịu dàng với bản thân vì ta đã không làm điều gì sai trái cả. Tất cả chỉ vì tình yêu đã không chọn chỗ dừng chân nơi trái tim người ấy mà thôi.

Nếu một người nào đó yêu ta nhưng ta lại không yêu ngừơi ấy, hãy tôn trọng điều đó vì tình yêu đã đến gõ cửa trái tim ta, nhưng hãy nhẹ nhàng từ chối nhận món quà mà mình không thể đáp lại. Đừng nhận để không gây đau khổ. Cách ta cư xử với tình yêu chính là cách ta cư xử với chính mình, mọi con tim đều có cùng cảm nhận về nỗi đau và niềm hạnh phúc ngay cả khi cách sống và con đường chúng ta đi có khác nhau.


Nếu ta yêu một người và họ cũng yêu ta , nhưng rồi tỉnh yêu lại ra đi, thì cũng đừng nên níu kéo hay đỗ lỗi mà hãy để nó ra đi. Mọi lý do đều có ý nghĩa riêng của nó và rồi ta sẽ hiểu. Hãy nhớ rằng ta không lựa chọn tình yêu. Mà là tình yêu chọn lựa ta. Tất cả những gì mà chúng ta thật sự có thể làm là hãy đón nhận tình yêu với tất cả những điều kì diệu của nó khi tình yêu đến. Khi tình yêu ngập tràn trong tâm hồn ta, hãy cảm nhận từng hơi thở của nó nhưng rồi hãy dang rộng tay và để cho nó ra đi một khi tình yêu đã muốn thế. Hãy mang tình yêu đến cho những người đã làm sống lại tình yêu trong ta, mang đến cho những ai thiếu thốn tình cảm trong tâm hồn, mang đến cho thế giới xung quanh mình bằng mọi cách mà ta có thể làm được.Có những người đang yêu đã sai lầm. Sống một cuộc sống không tình yêu lâu ngày, họ cho rằng tình yêu chỉ là một nhu cầu. Họ ngỡ rằng con tim là một chỗ trống mà tình yêu có thể lấp đầy, họ bắt đầu nhìn tình yêu như một điều sẽ phải đến với mình, hơn là một điều xuất phát từ chính bản thân mình. Họ quên đi điều kì diệu nhất của tình yêu , đó là – tình yêu là một món quà – mà chỉ có thể đâm chồi nảy lộc khi được trao tặng đi . Hãy nhớ lấy điều này và giữ gìn nó trong trái tim mình .Mãi mãi tình yêu là một điều bí mật. Hãy tận hưởng niềm hạnh phúc khi tình yêu đến ngự trị trong ta dù chỉ một khoảnh khắc của cuộc đời mình.



Liều Thuốc Cho Trái Tim...

Liều thuốc cho trái tim...!
Khi cánh của hạnh phúc đang đóng lại , một cánh của khác mở ra , nhưng ta thường nhìn quá lâu vào cánh của đang đóng mà không thấy được một cái của khác đanh mở ra cho ta.
Ta không biết ta có gì đến khi ta đánh mất và ta cũng không biết ta thiếu gì cho đến khi nó đến.
Đừng bao giờ nói lời tạm biệt nếu bạn còn muốn cố gắng,đừng bao giờ bỏ cuộc nếu bạn vẫn cảm thấy có thể tiếp tục,đừng bao giờ nói không còn yêu nữa nếu nước mắt của người kia vẫn có thể giữ chân bạn.
Có những điều bạn không bao giờ được nghe từ người mà bạn muốn nghe ,nhưng cũng đừng giả điếc khi một người khác nói điều đó với cả trái tim.
Chỉ mất một phút để quý ai đó, một giờ để thích ai đó, một ngày để yêu ai đó, nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.
ãy luôn thử đặt mình vào đôi giày của người khác. Nếu bạn cảm thấy đau , nó cũng có thể làm đau họ .
ãy mơ những gì bạn muốn mơ, tới đâu bạn muốn tới, trở thành những gì bạn muốn, bởi bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn muốn .
ột điều đáng buồn trong cuộc đời là khi yêu một ai đó mà không được đáp lại, nhưng điều đáng buồn hơn là khi yêu một ai đó mà không bao giờ tìm thấy lòng can đảm để cho người khác thấy được cảm xúc của bạn.
ó những khoảnh khắc trong cuộc đời khiến bạn nhờ người ta thật nhiều, đến nỗi bạn chỉ muốn kéo người ta ra khỏi giấc mơ và ôm họ thật chặt.
ãy mơ về ai đó đặc biệt của bạn.Dành cho một người tất cả tình yêu của bạn , không có nghĩa là họ sẽ yêu lại bạn . Đừng hi vọng tình yêu sẽ được đáp lại . Hãy cho nó thời gian để nó lớn lên trong trái tim họ .Nhưng nếu không , hãy hài lòng vì nó đã lớn lên trong bạn .
ình yêu đến với người vẫn hi vọng mặc dù họ đã từng thất vọng, những người vẫn có niềm tin mặc dù họ đã bị lừa dối .
Một tương lai tươi sáng luôn dựa trên một quá khứ bị quên lãng .
Bạn không thể đứng vững trong cuộc sống cho đến khi bỏ qua được những thất bại và nỗi đau .
Một điều đáng buồn trong cuộc sống là khi bạn gặp một người có nghĩa đối với bạn , để rồi cuối cùng nhận ra rằng họ sinh ra không phải để cho bạn và chỉ có thể để họ đi .....
Tôi mong bạn có đủ hạnh phúc để trở lên ngọt ngào, có đủ thử thách để trở lên vững mạnh, có đủ nỗi buồn để giữ bạn là con người, có đủ niềm tin để bạn vui vẻ và có đủ tình yêu để dâng hiến cho đời.

Saturday, December 16, 2006

Yêu Một Người Là Khi...

Yêu Một Người Là Khi...

Là khi bạn quên mất mình là ai, quên mất cái gọi là địa vị, danh dự...
Là khi một ngôi sao Hollywood phải lòng một anh chàng bán sách
(NOTTING HILL)


Là khi thủ tướng Anh Quốc yêu phải cô hầu gái
(LOVE ACTUALLY)

Là khi một người đàn ông giàu sang sống trong những khách sạn năm sao, đi những chiếc Limousine bóng lóang lại không nề hà leo lên một căn gác trọ tồi tàn để ngỏ lời cầu hôn 1 cô gái điếm vẫn thường lang thang trên đại lộ Hollywood đêm đêm...
(PRETTY WOMAN)

Là khi bạn chấp nhận mạo hiểm trong tình yêu- một việc làm mà bạn chưa bao giờ dám. Từ bỏ một đám cưới trong mơ với một cô dâu trong mơ để rượt theo chiếc taxi của cô gái " làm việc gì cũng dở, chỉ có nụ cười là quyến rũ mà chết người mà thôi"
(A GUY THING)

Là khi bạn và người ấy có đến 12 đứa con (theo ước vọng của hai người) mà vẫn yêu nhau như ngày đầu gặp gỡ. Những tiếng la hét, những lần thót tim, những buổi ăn sáng vung vãi và gánh năng mưu sinh nhiều lần khiến bạn đau đầu. Nhưng bạn vẫn hy sinh nhận lấy nhiệm vụ chăm sóc cả hai động bóng - một ở trường, nơi làm việc của bạn với tư cách một HLV, và một ở nhà - để người ấy an tâm cho chuyến rời nhà đầu tiên sau ngày cưới. Trong khi miệng vừa méo xệch vì lũ trẻ, vừa " Anh ổn, honey" cho người ấy an lòng!
(CHEAPER BY THE DOZEN)

Là khi bạn chấp nhận mọi khổ đau, phản bội mà người ấy mang đến cho ta, mà vẫn thầm lặng yêu người ấy
(ORIGIONAL SIN)

Quan tâm chăm sóc cho người lúc ốm đau từng miếng ăn giấc ngủ, dù rằng nhiều lần người bỏ ta mà đi....
(HAPPY TOGETHER)

Là khi bạn muốn trong lòng người ấy, bạn luôn luôn là một cô gái rạng rỡ, lạc quan, yêu đời và đem đến cho người ấy một tháng 11 mãi mãi khó quên, dù thực sự bạn đang đứng bên bờ vực thẳm của sự sống bởi căn bệnh ung thư quái ác.

Yêu một người, là khi dù trong lòng bạn rất muốn ở bên người ấy mãi mãi nhưng phải buộc lòng đưa người ấy đến một ngã ba đường với một chiếc khăn bịt mắt mà ngày nào hai người cùng chơi đuổi bắt, nhưng lần này trò chơi ấy lại đấy hai người xa nhau vĩnh viễn.

Là khi bạn tự mình thay đổi nhờ vào những điều kỳ diệu của tình yêu: một anh chàng luôn sống trong ảo tưởng về cuộc sống hòan hảo của mình: một sự nghiệp đỉnh cao, những bộ đồ tề chỉnh đắt tiền với chiếc Mercedes đáng ganh tỵ - nhưng lại là một cuộc sống cô độc ích kỷ, lại quay ngoắt 180 độ để biết yêu hết mình, sống hết mình : biết dắt chó đi dạo, biết dự ngày lễ "Cha và con trai"; cùng người yêu ngồi bên cạnh những ngọn nến lung linh, nhìn thành phố về đêm lồng lộng gió ; tặng người ấy 12 món qùa lãng mạn tuyệt vời, kể cả mang đến cho người ấy một mùa Giáng Sinh hạnh phúc trong ngày lễ Tạ ơn....
( SWEET NOVEMBER)

Yêu một người là dù ta là ai, có nhơ nhuốc, tội lỗi, dục vọng thế nào, ta vẫn muốn rằng trong mắt người ta yêu, ta vẫn luôn trong sạch, và ngược lại ta cũng luôn giữ gìn cho người ấy thật tinh khiết như một thiên thần
(JAN DARA)

Là khi một thần chết những tưởng đã chai sạn không còn cảm xúc sau nghìn triệu năm mang đến cho nhân lọai cái chết, lại có thể biết rung động, biết đem màu hồng của tình yêu xóa đi màu đen chết chóc...
(MEET JOE BLACK)

Yêu một người là hễ khi nào trái tim vẫn còn đập thì bạn vẫn còn yêu, và dù không còn nằm trong cơ thể bạn nó vẫn biết truyền tình yêu ấy cho nơi mà nó trú ngụ...
(21 GRAMS)

Là khi ta khát khao muốn rũ bỏ tên họ đển đến với nhau, để những luật lệ hà khắc của dòng họ không còn trói buộc được ta, để ta có thể đắm say sống cùng nhau trong điệu nhạc dìu dắt đêm vũ hội lẫn hạnh phúc chết bên nhau trong hầm mộ tối tăm. Là khi ta sợ hãi tiếng hót của sơn ca- sứ giả của bình minh vì bình minh đến chỉ mang theo sự chia phôi....
(ROMEO&JULIET)

Yêu một người, là khi bạn không cần một trí óc thông minh để yêu mà chỉ cần một trái tim nóng bỏng chân thành, để chờ đợi cô gái của mình sau bao ngày phiêu dạt sẽ trở về với bạn, là khi dù chỉ có IQ duới 80, nhưng bạn vẫn biết nói rằng "Tôi có thể không thông minh, nhưng tôi biết yêu là gì !"
( FORREST GUMP)

Và hơn hết, yêu một người có nghĩa là không bao giờ phải nói lời hối tiếc !
(LOVE STORY)

Yêu một người là khi một thiên thần sẵn sàng từ bỏ sự bất tử để đến với người mình yêu, bởi "Tôi thà được một lần được nàng chạm vào, được một lần ngửi mùi hương từ tóc nàng, một lần hôn vào đôi môi nàng còn hơn là sống trong sự vĩnh hằng mà không có những điều ấy. Chỉ một lần"
(CITY OF ANGEL )

Yêu một người là vẫn tin vào điều kỳ diệu, khi chàng mải miết đi tìm quyển sách có tên và số điện thoại của nàng giữa thành phố rộng lớn, còn nàng thì như phát rồ lên khi nhìn thấy tờ giấy bạc có tên và địa chỉ của người mình luôn mong nhớ
(SERENDIPITY)

Hay là sẵn sàng nhảy lên đoàn tàu đi đến trại tập trung của phát xít Đức, nơi mà biết rõ cái chết đang chờ chỉ để được ở gần nhau.
(LIFE IS BEAUTIFUL)


Yêu Một Người Là Yêu Cả Lúc Người Ta Khóc Huhu và Chỉ Chưa Đầy 1 Phút Sau Người Ta Lại Cười Hihi !!!
Yêu Một Người Là Nhớ Một Người , Là Thương Một Người !!!

Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Bé

Ngôn Ngữ cơ thể của bé!

Bé đang ngủ thình lình vung tay và chân và khóc? Đó là bé đang phản ứng lại với tiếng động hay những di chuyển qua lại của người trong nhà.


Hãy ngừng ngay các hoạt động gây tiếng ồn lại hoặc giảm thiểu tối đa cường độ, và đắp thêm một tấm chăn mỏng lên như một hành động trấn an cho giấc ngủ của bé.
Vào thời điểm cục cưng của bạn được 5 hoặc 6 tháng, cục cưng sẽ tự động phát triển phản xạ này để cảnh báo những ai đang quấy rầy giấc điệp và… ngủ ngon hơn.


Bạn bế bé úp mặt vô vai khi đi quanh phòng hay ngoài sân, thì bé bắt đầu hất đầu lên xuống?

  • Bé cảm thấy bị đe dọa bởi vật thể lạ và quyết định tìm kiếm sự an toàn nơi bầu ngực êm ái của bạn. Đó là chiến thuật bé dùng khi có một vật nào đó cản trước mặt (nhưng không phải là bầu ngực hay đầu ti quen thuộc), dù sao bé cũng còn quá nhỏ mà.
Bạn đang chơi đồ chơi cùng bé thì bé chợt nhặng xị cả lên và nhìn đi nơi khác?
  • Có thể phiên dịch hành động này như sau: “À, chơi đùa nãy giờ vui đấy, nhưng vậy là đủ rồi.” Hãy tôn trọng nhân quyền chính đáng ấy của bé; bạn có thể đặt bé nằm xuống ngủ một lát, dọn dẹp đống đồ chơi hấp dẫn kia đi và nên làm tất cả với sự dịu dàng, khẽ khàng nhé.
Bé có thói quen lạ thường là thở gấp khi thích thú, và đôi chân cũng động đậy tham gia vào hành động phấn khích ấy?
  • Hãy cười lên nào, đừng quá căng thẳng như thế! Chẳng phải chính bạn cũng thở gấp, tim đập loạn xạ khi phát hiện người bạn “mết” đang xuất hiện… từ xa sao? Và bạn có nhảy chân sáo khi biết rằng có món khoái khẩu trong bữa tối không? Nếu câu trả lời bạn là có thì tại sao bé yêu lại không được phép đó nhỉ, dù có thể những tác nhân gây kích động ấy chưa phức tạp như bạn?
Bé có vẻ buồn ngủ khi đang ăn, khi bữa ăn kết thúc thì bé chợt nổi cáu?
  • Phiên dịch theo ngôn ngữ đời thường thì đó là mệt mỏi và… “xả xúp páp”. Cách tốt nhất là nên nhận biết các dấu hiệu mệt mỏi của bé trước khi… quá muộn!
  • Cần nhớ rằng bé là quan tòa nghiêm khắc nhất về khả năng hấp thu thức ăn, do vậy đừng ép bé với suy nghĩ người lớn là: “thêm một muỗng nữa, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” kẻo mà lại… công toi.


Friday, December 15, 2006

Tập Thể Dục Cho Bé

Tập thể dục cho bé!

Không bao giờ là quá sớm khi bạn giúp bé nhận thức tầm quan trọng và làm quen với các hoạt động thể chất.

Trong năm đầu đời của bé, bạn có thể giúp bé năng động hơn với một vài gợi ý sau:
  • Mỗi ngày dành một chút thời gian chơi đùa với bé. Hãy thử một số trò chơi như cút hà, vỗ tay…
  • Tìm cách giúp bé tự khám phá thế giới xung quanh một cách an toàn và linh hoạt. Chẳng hạn trải chăn ra sàn và để bé tự di chuyển chơi đùa trên chăn.
  • Tránh dỗ bé bằng cách đu đưa suốt ngày. Hãy giới hạn thời gian vận động của bé và ngày càng kéo dài giới hạn này.
  • Khuyến khích bé giơ tay, chân và cử động bàn tay, bàn chân thật nhiều. Hãy khởi động thói quen sống khỏe cho bé yêu ngay từ đầu như thế.

Dạy con lòng tự trọng

Giúp trẻ hình thành lòng tự trọng

Một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể mang đến cho con chính là lòng tự trọng. Nó giúp trẻ cảm nhận tốt về bản thân mình cho dù cuộc đời có biến cố lớn đến đâu.

Lòng tự trọng quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn đến thành bại của một con người, đến khả năng kết giao và khả năng cảm nhận hạnh phúc từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành. Dưới đây là vài mẹo nhỏ để giúp phát huy lòng tự trọng cho con bạn:

Bắt đầu với chính bản thân bạn:
  • Thật chẳng thể nào khuyến khích con cảm nhận tốt về bản thân chúng khi mà chính bạn luôn càm ràm rằng bạn chán bản thân mình. Nếu bạn nhận ra rằng lòng tự trọng thật quan trọng trong cuộc đời thì đừng chần chừ gì nữa, hãy đăng ký ngay với một chuyên viên tư vấn để “chỉnh” lại bản thân mình cái đã.
  • Chấp nhận con trẻ vì tất cả những nét riêng của chúng và khuyến khích con trân trọng những nét độc đáo của chúng. Hãy nhắc nhở con rằng, thế giới này thật buồn chán biết bao nếu ai cũng như ai và ai cũng hành xử như nhau.
  • Điều chỉnh những ước vọng mà bạn đặt lên con trẻ một cách thực tế. Nhớ ăn mừng những thành quả của con nhưng đừng làm cho con bạn cảm thấy bị áp lực phải đạt được những thành quả không thể; đây chính là yếu tố làm thui chột ý tiến thủ và lòng tự trọng của trẻ.
  • Khuyến khích con đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với khả năng. Cách mà trẻ cảm nhận về bản thân càng sát với những lý tưởng mà trẻ đặt ra thì lòng tự trọng của trẻ càng cao. Khi đưa ra những chuẩn mực quá cao cho mình, trẻ càng dễ bị thất vọng và chán nản
Thương con vô điều kiện:
  • Hãy để cho con bạn hiểu rằng dù trẻ ra sao đi nữa bạn cũng thương chúng. Và khi bạn phải áp dụng kỷ luật với trẻ, hãy bảo đảm trẻ hiểu được rằng “Mẹ không ưa cái cách con hỗn hào nhưng mẹ rất thương con”.
  • Cho con trẻ thời gian của chính bạn và một sự quan tâm không bị gián đoạn. Dành thì giờ chơi và lắng nghe con trẻ, bạn sẽ cho chúng cảm giác rằng chúng thật đặc biệt. Khi bạn trò chuyện với trẻ, hãy bảo đảm rằng bạn quan tâm đến trẻ trọn vẹn, không phân tâm. Bạn không thể tính rằng bạn dành thời gian cho trẻ khi mà bạn vừa nói chuyện với con vừa kiểm tra thư điện tử.
Khuyến khích con thử những điều mới mẻ:
  • Khi trẻ thử một việc mới thành công, trẻ sẽ tận hưởng được sự thăng hoa của lòng tự trọng. Hãy cố tránh tình trạng nôn nóng và nhào vô giúp con quá sớm khi bạn thấy trẻ bắt đầu cáu kỉnh. Bằng cách này, bạn đã cướp đi của con mình cảm giác về thành quả.
Cho trẻ tự do trong việc chọn lựa:
  • Tăng số khả năng cho trẻ chọn lựa là cách tốt nhất giúp nó có những lựa chọn tốt nhất
Hãy xác định rõ trong nhà bạn không chấp nhận miệt thị:
  • Đừng cho phép các thành viên trong gia đình đùa cợt với trò chơi “đặt tên” để chọc ghẹo, miệt thị hay bất kỳ hành động hạ nhục nào.
  • Giúp trẻ nghĩ lại về những ý nghĩ xấu mà trẻ áp đặt lên bản thân; chẳng hạn như trẻ cho rằng mình là một học sinh dốt chỉ vì học không tốt môn toán, hay cho rằng mình chơi thể thao không giỏi chỉ vì không chụp được bóng. Bạn hãy nhắc rằng trẻ luôn có điểm tốt về môn sinh ngữ và nó thật tuyệt làm sao khi bơi lội.
Quan sát để phát hiện sớm những vấn đề về lòng tự trọng. Một số trẻ có vài triệu chứng một cách không thường xuyên, tuy nhiên khi thấy con bạn có khá nhiều các triệu chứng sau đây trong một thời gian dài thì nên lưu tâm:
  • Không sẵn sàng thử một việc gì mới và sợ phơi bày ra rằng trẻ thất bại.
  • Khó chấp nhận lời khen ngợi lẫn chỉ trích phê bình.
  • Cực kỳ nhạy cảm về suy nghĩ của người khác.
  • Bỏ một trò chơi hay một công việc ngay khi cảm thấy bực bội.
  • Lừa gạt trong thể thao nhằm tỏ ra chơi tốt.
  • Tỏ ra kiểm soát, chèn ép và hà hiếp hay mè nheo và vòi vĩnh như trẻ nhỏ cũng là một cách để trẻ giấu cảm giác bồn chồn và vô dụng của bản thân.
  • Đổ lỗi cho người khác về những thất bại của mình hay cố đánh giá thấp những thất bại.
  • Mất hứng thú trong các hoạt động mà trước đây trẻ say mê.
  • Học hành sa sút.
  • Ít giao du bạn bè.
  • Trầm cảm (buồn, khóc, tức giận hay cáu kỉnh).
  • Liên tục miệt thị bản thân.
Khuyến khích trẻ tự khen:
  • Dạy cho con nhìn nhận thành quả của bản thân để trẻ có thể nhận hoàn toàn trách nhiệm về việc xây dựng lòng tự trọng của bản thân mình.

8 thói quen tốt cho bé

8 thói quen tốt cho bé cưng

Bé có khuynh hướng học theo người lớn. Vì vậy, bạn cần trở thành tấm gương sáng cho con noi theo. Và đó cũng là cách bạn rèn cho con thói quen lành mạnh, giúp ích cho cuộc sống của chúng sau này.

Ngay từ bây giờ, bạn hãy lên kế hoạch cùng bé bắt tay vào rèn luyện những điều cơ bản nhất.

Hạn chế các rủi ro
  • Ngay từ khi trẻ lẫm chẫm tập đi, bạn hãy dạy con biết chú ý đến sự an toàn của bản thân, tránh các vật nhọn, sắc, cạnh bàn, góc tủ... Điều này giúp bé có tính cẩn thận trong công việc khi trưởng thành.
Giữ thói quen nấu ăn
  • Chuyện bếp núc có thể là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, nhưng bằng bất cứ giá nào, bạn cũng nên vào bếp chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.
  • Thường xuyên "măm măm" các bữa ăn do mẹ chế biến, con bạn sẽ dần yêu thích việc nấu ăn. Đồng thời, ăn cơm ở nhà còn giúp bé hạn chế các chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau củ hơn.
Ăn quà vặt chọn lọc
  • Có thể bánh, mứt và nước uống có gas là các món quà vặt khoái khẩu của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên chất đống những loại thực phẩm ấy trong tủ lạnh.
  • Thay vào đó, bạn hãy dự trữ các loại trái cây và rau quả tươi, thực phẩm bơ sữa ít chất béo và nước.
  • Khi trưởng thành, nếu bé cưng nhà bạn vẫn tiếp tục duy trì thực đơn lành mạnh, ít năng lượng và nhiều chất bổ dưỡng, chắc chắn chúng sẽ trông trẻ hơn 4 tuổi so với các bạn đồng trang lứa.
Hay vận động
  • Bạn không muốn bé gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần khi trưởng thành? Hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động đòi hỏi trẻ vận động và tương tác nhiều với môi trường xung quanh.
  • Thông qua những hoạt động lành mạnh đó, bé sẽ hình thành và phát triển ý thức khép mình vào kỷ luật, tinh thần đồng đội, khả năng lãnh đạo và kỹ năng hòa nhập xã hội. Đó là hành trang quý giá, giúp bé thành công sau này.
  • Quan trọng hơn, nếu giữ thói quen tập thể dục, con bạn có thể làm chậm quá trình lão hoá.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
  • Nhiều người lớn vẫn xanh mặt khi phải đến bệnh viện, gặp bác sĩ. Vì vậy, họ thường né tránh việc kiểm tra sức khỏe. Nếu nhập viện, bệnh đã ở giai đoạn cuối, ít có cơ hội chữa khỏi.
  • Hãy dạy bé hiểu giá trị của việc ngăn ngừa bệnh bằng cách duy trì thói quen đưa con đi khám sức khỏe định kỳ ngay từ những năm đầu đời của trẻ. Điều này giúp giúp bé bớt căng thẳng mỗi khi gặp bác sĩ.
Làm tấm gương sáng
  • Rèn cho trẻ thói quen tốt là điều cần thiết, nhưng bạn đừng quên để ý mình. Đừng bảo trẻ rửa tay trước khi ăn, còn bạn lại ngồi vào bàn với đôi tay vừa lau chùi, dọn dẹp xong. Hãy làm gương cho con, đừng thuyết giáo.
Lắng nghe con trẻ
  • Đừng vì bận rộn mà bạn bỏ qua việc hỏi han và quan tâm đến thế giới của con. Hãy lắng nghe những câu chuyện của bọn trẻ, như vậy bạn đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai mẹ con.
  • Qua đó, con bạn sẽ ít rơi vào trạng thái trì trệ, lo lắng. Thay vào đó, chúng sẽ có lòng tự trọng cao và có mối quan hệ lành mạnh hơn khi trưởng thành.
Vệ sinh cá nhân
  • Nếu con bạn có thói quen giữ vệ sinh đúng cách, khi trưởng thành chúng sẽ có một cuộc sống khoẻ mạnh hơn.
  • Mỗi ngày, bạn nên nhắc nhở bé đánh răng, súc miệng sạch sẽ sau bữa ăn và rửa tay khi đi vệ sinh xong. Thói quen này giúp con bạn tránh xa các nguy cơ lây nhiễm bệnh ngay từ bé.
  • Hẳn bạn sẽ rất vui nếu biết chỉ với thói quen đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày, sau này, con bạn có thể trông trẻ hơn tuổi thật của mình đến 6 năm.

Dạy con lòng nhân ái

Dạy con lòng nhân ái

Tâm hồn trẻ thơ trong trẻo như tờ giấy trắng, trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu những điều hay lẽ phải nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng cách. Muốn nuôi dưỡng lòng nhân ái cho con, hãy khơi dậy đức tính đó ở con ngay từ bây giờ bạn nhé.

Giúp đỡ người già
  • Hãy bắt đầu bài học về lòng nhân ái từ chính gia đình bạn. Luôn khuyến khích con giúp đỡ ông bà những việc nhỏ như cùng ông chăm sóc cây cảnh, hay đọc báo giúp bà.
  • Xa hơn, hãy chỉ cho con biết những hành động như nhường chỗ cho người cao tuổi trên xe buýt hay dắt họ qua đường là một nghĩa cử đẹp mà con nên thực hiện thường xuyên.
  • Truyền cho con lòng thương cảm người già neo đơn, những cụ già ăn xin lang thang trên phố. Chính từ những rung động sâu sắc đó, con trẻ sẽ ý thức được trách nhiệm đối với mọi người xung quanh.

Giúp đỡ hàng xóm
  • Luôn khuyên con bạn nên sống chân thành với những người hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với bạn bè cùng lứa quanh xóm hay đơn giản là động viên trẻ cùng tham gia những buổi làm vệ sinh đường phố, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Quyên góp quần áo cũ, tiền cứu trợ

  • Kể cho con những câu chuyện về người nghèo, trẻ em khuyết tật nhưng ham học, đồng bào bị lũ lụt trên đất nước. Giúp con thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn, mất mát của những số phận kém may mắn hơn mình. Từ đó, khuyến khích con quyên góp quần áo cũ không mặc tới hay tiền tiêu vặt con tiết kiệm được để ủng hộ đồng bào ruột thịt.
  • Bằng những hành động thực tế, con trẻ sẽ hình dung được cụ thể câu nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Sự đóng góp nhỏ bé của con sẽ góp phần bù đắp những thiệt thòi mà ở đâu đó vẫn có nhiều người phải gánh chịu.

Hiến máu nhân đạo

  • Hãy đưa con đến trung tâm hiến máu cùng bạn và nói cho trẻ biết đây cũng là một cách bạn làm để giúp đỡ mọi người. Giải thích cho trẻ tầm quan trọng của việc cho máu và vì sao bạn lại chọn cách này để chia sẻ với những người bệnh. Cho con đọc những ấn phẩm, tờ rơi về việc hiến máu nhân đạo nhằm đưa con tiếp cận với hoạt động xã hội có ích này.

Yêu thương động vật

  • Lòng nhân ái không chỉ thể hiện ở tình yêu thương giữa người với người, nó còn phản ánh ở cách trẻ đối xử với vật nuôi nói riêng hay thái độ với việc bảo vệ động vật nói chung.
  • Cách tốt nhất để khơi dậy tình yêu với động vật là tăng cơ hội tiếp xúc với môi trường tự nhiên cho trẻ bằng cách nuôi cún, nuôi mèo nhỏ trong nhà, hướng dẫn trẻ cách chăm sóc chúng hoặc thường xuyên đưa trẻ tới vườn thú để trẻ tìm hiểu về thế giới loài vật.

Truyền cho trẻ lòng nhân ái từ những bài học nho nhỏ và thực tế. Hãy mở lòng và không ngại cho đi chừng nào còn có thể, ta sẽ nhận được những niềm vui, những nụ cười hạnh phúc của mọi người xung quanh. Đó là món quà giá trị nhất mà cuộc đời ban tặng cho mỗi người.

Hai ta lên chức ^^

Vợ chồng son lên chức

Em bé ra đời làm thay đổi phần lớn cuộc sống của ba mẹ. Nhưng nếu biết cùng nhau chia sẻ, bạn sẽ khiến những ngày đầu đời của con là thời gian đáng quý và tuyệt vời nhất của hai người.

Khuyến khích chồng bế bé
  • Để hai bạn không rơi vào “kịch bản” muôn thuở vợ lúc nào cũng nhếch nhác bế con. Hãy cùng tắm cho bé và thay nhau chạy đến khi bé khóc. Có như vậy, ông bố trẻ sẽ không cảm thấy mình “thừa” và mẹ thì không quá vất vả.
Cho con ăn đêm
  • Đừng nghĩ chồng không thể giúp gì nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ. Anh ấy có thể đem cho bạn ít đồ ăn, cốc nước hay bế bé thay bạn sau khi bạn cho con bú. Còn nếu bạn nuôi bộ thì anh ấy có thể cho con ăn đêm để bạn được ngủ thêm một lúc.
  • Anh ấy cũng có thể dỗ con khi bé khóc vào ban đêm. Nên nhớ rằng khóc là cách bé giao tiếp tự nhiên với ba mẹ.
Chia sẻ việc nhà
  • Sẽ phải mất một thời gian rất lâu bạn và bé mới có thể ra khỏi nhà. Vì vậy hãy để anh ấy giúp công việc mua sắm, thậm chí là nấu nướng. Hãy chỉ cho anh ấy cửa hàng và đưa anh ấy danh sách những thứ bạn muốn mua, những thực phẩm dễ chuẩn bị mà vẫn bổ dưỡng như hoa quả tươi, rau xanh, nước hoa quả hay sữa chua….
Cùng ngủ với con
  • Bạn và anh ấy ngủ cùng con là cách tốt nhất để ba người cảm thấy gần nhau. Hơn nữa, để anh ấy ngủ với hai mẹ con sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi và tạo cơ hội để anh ấy có dịp được ôm vợ con mình.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
  • Hầu hết những ông bố bà mẹ trẻ đều cảm thấy lo lắng khi phải trông con một mình. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh. Có thể là từ mẹ vợ, mẹ chồng, người trông trẻ, bác sĩ hay bạn bè, những người có thể giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc
  • Hãy đồng ý với mọi lời đề nghị được trông bé của mọi người. Bạn có thể không có công chuyện phải ra ngoài lúc này nhưng sẽ có lúc cần đến.
Mối quan hệ của hai bạn
  • Thời gian trở lại quan hệ vợ chồng sớm hay muộn còn tùy thuộc, đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy không có hứng. Đây là hiện tượng rất tự nhiên do mệt mỏi sau sinh và những đêm không được ngủ trọn giấc.
  • Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy “mất hứng” đã trở thành vấn đề thì tốt nhất nên nói với anh ấy. Dành thời gian bên nhau mà không phải chăm sóc con là lời khuyên tốt nhất trong trường hợp này. Hãy thư giãn và cùng hưởng những giây phút ngọt ngào.

Phát triển trí thông minh của trẻ

Phát triển trí thông minh của trẻ


Tìm hiểu về sự phát triển thể chất và tâm hồn của đứa con ngay từ khi còn trong bụng mẹ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển toàn diện của bé sau khi ra đời. Các bậc cha mẹ từ đó cũng vượt qua các thời kỳ khủng hoảng của bé dễ dàng hơn.


Bé bắt đầu nhận thức được khi nào?

  • Khi nào thì các chức năng não bộ bắt đầu phát huy vai trò của mình? Dưới đây là kiến giải của các nhà khoa học về thời kỳ đầu đời của con người. Trên thực tế, cấu trúc não bộ hình thành, phát triển và ghi nhận thông tin từ trong bụng mẹ diễn ra sớm hơn bất cứ thời điểm nào mà loài người từng suy đoán.
  • Giai đoạn thai kỳ được xem là một quá trình dài, bắt đầu là một mầm sống bé xíu chỉ có 2 phân tử tạo thành 1 hợp tử rồi phát triển lên, trải qua các giai đoạn phôi mầm, cá và lớp lưỡng cư.
  • Thật lạ lùng nhưng ngay khi bào thai mới hình thành, nhỏ hơn 2mm, não bộ của bé đã hình thành chức năng đầu tiên: kiểm soát sự phát triển của chính cơ thể mình. Khi phôi thai được 3,5mm, tương đương với 25 ngày tuổi, nó đã có đầy đủ các bộ phận quan trọng nhất: tim, hệ thần kinh trung ương, da, gan, phổi, ruột và giới tính.
  • Trái tim nhỏ nhưng vô cùng khỏe kể từ khi bắt đầu hình thành. Nó nhanh chóng cung cấp cho não những điều kiện lý tưởng để phát triển là máu và ôxy, các tế bào não cũng vì thế mà mạnh lên nhanh chóng. Khoảng 7 tuần, thông tin trong các tế bào của hệ thần kinh đã được hình thành hoặc đang trong kỳ tiếp hợp, kết thúc thời kỳ sơ khai nhất của hệ thống thần kinh.
  • Tất cả các tế bào đều liên kết với nhau và khi bố mẹ trò chuyện với bé, vỗ nhẹ vào bụng, hát các bài hát, xung thần kinh đã bắt đầu truyền đi khắp các tế bào não non nớt, làm cho mối liên kết giữa các noron thần kinh thêm vững mạnh.
  • Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, những mối liên kết giữa các tế bào thần kinh này sẽ ngừng lại và dần mất đi. Vì vậy, chúng ta không bao giờ nhớ được những gì chúng ta đã “học” khi ở trong bụng mẹ.

Bố mẹ bé cần phải làm gì?

  • Não bộ con người được xem là một trong những vật thể phức tạp nhất của Vũ trụ. Nó chứa hàng tỉ tỉ tế bào, 100 tỉ này được chuyên biệt vai trò với cái tên nơron thần kinh, được chia theo khu vực và được coi là cái nền của sự thông minh, trí sáng tạo, cảm xúc, nhận thức và ghi nhớ. Sự hình thành các khu vực này sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong suốt 6 năm đầu đời và đây được xem là giai đoạn then chốt cho sự hình thành nhân cách sau này.
  • Điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần làm là biết khuyến khích sự phát triển của các cơ quan cảm giác của trẻ trong suốt giai đoạn tiền sinh, để phát triển trí thông minh của bé và khả năng nhận thức. Sự phát triển các giác quan sẽ giúp chúng tăng khả năng tiếp thu, lĩnh hội tri thức và khả năng nhận thức sẽ giúp trẻ khi trưởng thành có sức làm việc cao và đạt hiệu quả tối đa.
  • Nhiều ông bố bà mẹ đã nhầm lẫn giữa việc phát triển nhận thức giác quan với sự phát triển trí thông minh. Một số bà mẹ tương lai đã cố gắng lôi cuốn bé bằng cách trò chuyện hay kể chuyện bằng tiếng Anh, đọc những trích dẫn kinh điển, những bài thơ, bài văn nổi tiếng, đọc các phép toán… thay vì hát một bài hát hay nghe một bản nhạc cổ điển yêu thích. Đứa trẻ không thể hiểu những gì bố mẹ đang làm đâu.

Hãy nhớ nhé: Bé sẽ có khiếu, vui vẻ và tốt bụng nếu bạn tạo cho bé những cơ hội tốt nhất về dinh dưỡng và âm nhạc trong suốt 9 tháng mang thai và tuổi thơ bé sẽ hạnh phúc, sống trong yêu thương, tin tưởng khi bạn giúp bé phát triển 5 giác quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ) với những lời giải thích, chỉ bảo ân cần nhất.

Có nên cho trẻ học nhạc từ nhỏ ?

Trẻ và âm nhạc

Nhiều bậc phụ huynh tự hỏi có nên cho con học nhạc không, bắt đầu học ở độ tuổi nào là lý tưởng nhất và nên cho các cháu học nhạc cụ nào.
Tổng hợp dưới đây giải đáp băn khoăn của bạn.

Lý do cho con chơi nhạc
  • Chơi nhạc giúp phát triển hàng loạt các khả năng, đặc biệt tăng khả năng ghi nhớ và tập trung, cải thiện các phản xạ và củng cố hệ vận động tâm thần.
  • Chơi nhạc trước đám đông giúp trẻ chiến thắng sự rụt rè và cới mở hơn với người khác.
  • Trẻ tập dần một số thói quen như làm việc, nghiêm túc, cố gắng.... nhiều khái niệm khác giúp hình thành nhân cách.
  • Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chơi nhạc thường xuyên giúp phát triển các khả năng trí tuệ, đặc biệt là trong toán học và lôgíc.
  • Tạo tinh thần làm việc sáng tạo.
  • Âm nhạc kích thích trẻ tiếp cận các kiến thức khác (lịch sử, văn hóa...) và nhiều cách diễn đạt khác.
  • Tăng năng lực nhạy cảm.

Học nhạc ở tuổi nào?

  • Nhiều người cho rằng trẻ học nhạc càng sớm càng tốt nhưng trên thực tế, tuổi nào học nấy. Thử so sánh việc học nhạc với việc học nói, chúng ta không thể bắt 1 bé mới 3 tuổi học thuộc lòng một bài thơ dài. Âm nhạc cũng vậy.

    Trước đây, âm nhạc hiện diện nhiều trong đời sống của trẻ nhỏ (các hoạt động âm nhạc như múa hát sinh hoạt hè) hay những bài hát ru ầu ơ của bà, mẹ.
    Còn giờ đây, nếu đề nghị 10 trẻ lên 6 tuổi thể hiện một bài hát thì chỉ có 3 trẻ làm được điều đó. Do vậy, thật vô ích nếu cho trẻ học nhạc quá sớm và độ tuổi lý tưởng bắt đầu học nhạc thay đổi tuỳ theo chức năng của nhạc cụ lựa chọn. Nhìn chung, học nhạc có thể bắt đầu khi trẻ lên 6-7 tuổi, một số nhạc cụ có thể bắt đầu muộn hơn vì lý do thể chất và hơi ( sáo, kèn clarinet, saxophone).
Ai lựa chọn?
  • Tốt nhất là hãy để trẻ tự mình chọn nhạc cụ theo khả năng vì chính chúng là người học chơi (chứ không phải cha mẹ), tránh tâm lí chán ghét ngay từ ban đầu. Cha mẹ giúp trẻ cân nhắc để quyết định đó hợp độ tuổi cũng như các hạn chế về vật chất và tài chính.
  • Để giúp trẻ xác định đúng loại nhạc cụ yêu thích, cha mẹ có thể cho nghe các đĩa nhạc (nhằm khám phá các âm vang khác nhau) và tạo cơ hội cho trẻ thử trên nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Một gợi ý khác là nhờ các nhà chuyên môn tư vấn hoặc tham khảo ý kiến của trẻ khác đang chơi các nhạc cụ đó.Lời khuyên cuối cùng, khi trẻ học chơi nhạc cụ, cha mẹ không nên giới hạn trẻ trong việc thể hiện lại những gì được học từ thầy giáo, mà cần quan tâm để các thao tác chơi thuần thục và cách thể hiện sáng tạo. Chúng ta vẫn thường thấy, trẻ biết lý lẽ, bắt bẻ trước khi biết nói những câu từ lịch sự và điều đó cũng đúng trong việc học nhạc. Học nhạc phải từ từ, không nóng vội để tránh biến trẻ thành chú khỉ bắt chước thông thái.
Vài gợi ý:
Không một nhạc cụ nào dễ hơn nhạc cụ nào, và đừng quên rằng, mục tiêu học nhạc là vì chính sự phát triển của trẻ.
  • Clarinet: 9 tuổi, nhưng cũng có thể bắt đầu khi trẻ được 6 tuổi rưỡi, khi những chiếc răng sữa chưa thay hết.
  • Accordeon: từ 7 tuổi.
  • Sáo ngang: 9 tuổi nhưng cũng có thể bắt đầu từ 7 tuổi nhưng với điều kiện hai răng cửa trên và dưới đã trưởng thành nếu không hơi thổi bị lệch.
  • Ghita: khoảng 7-8 tuổi, khi cơ tay đủ để tạo lực nhất định lên các dây đàn.
  • Piano: từ 7 tuổi.
  • ...


    Năm 1993, giáo sư tâm lí Frances Rauscher (trường Đại học Wisconsin, Oshkosh, Mỹ) đã có một nghiên cứu về hiệu ứng "Mozart" (mối quan hệ giữa nghe thụ động nhạc cổ điển, nhất là các tác phẩm của Mozart với việc tạo môi trường phát triển trí tuệ thuận lợi). Sau đó, có khoảng 30 nghiên cứu khác về đề tài này. Nghiên cứu của giáo sư Glenn Schellenberg (Toronto, Canađa) đã tiến xa hơn khi cho rằng trẻ học nhạc sẽ thông minh hơn. Tạp chí "Psychological Science" (tháng 7/2004) đã khẳng định lại rằng âm nhạc giúp phát triển chỉ số thông minh (IQ). Chính vì thế mà người ta gọi đó là hiệu ứng "Leopold" (Leopold là thầy giáo dạy nhạc đồng thời là cha của thiên tài Mozart).

Thursday, December 14, 2006

Ghét wá...khó hỉu người "nhớn" wá...

Chán thiệt người lớn ai cũng
như vậy hik sao nhỉ...thời bây giờ ít quan tâm đến con cái gì hết, không cần bík
con cái nó nghĩ cái gì sao nhỉ. Chỉ cần nó quơ đại 1 cuốn sách hay 1 cuốn tạp
chí, chỉ cần nhìn vô thui, "ờ ha nó đang học bài à" hem cần bík nó đang làm cái
quái gì...như vậy cũng tốt cho nó không bị canh chừng, nhưng nhiều lúc nó cũng
cần sự quan tâm của người lớn và chia sẽ, nhưng mà hem
được.
Chắc tại giữa họ có 1 khỏang
cách khó mà gần như những người khác được.

Giáng sinh sắp tới ùi chuận bị
quà cho họ, mà không bík mua gì họ vừa ít nữa, mua cái gì kô vừa í thì nói đi để
bík mà không mua lần sau chứ đừng có chê như vậy chứ, hix sao họ không nghĩ rằng
cái món quà đó họ không thík họ cho là lỗi thời xưa rùi...nhưng họ có nghĩ nhiều
người mún như vậy mà kô được không chưa...nhưng nó nào có lỗi thời nào có xưa
đâu...chỉ tại họ quá "sành điệu" mà thôi...kô mặc tặng lại người khác thì sợ quê
mất mặc gì nó quê à...nhưng nhìu người mún không đc đó...sao họ không nghĩ lại
tấm lòng người đã tặng chứ hix...chắc tại không hỉu í nhau đó mà...gút kinh
nghiệm thui....

Anh lúc này và sắp tới có nhiều
công việc công chiện phải làm ùi...chắc là ít có gặp lắm á, mà em hem gíup
đc cái gì hík hix...
ít gặp nhau hem nói chuyện
nhìu. Nhớ lắm đó, hem có gặp nhau nhưng, bík anh có nhớ tới nghĩ
tới em là happy ùi...iu iu lắm đó!

Anh ơi!

Nhớ anh quá à!

Tuesday, December 12, 2006

Tin ngắn ... Tức quá đi ...

Hôm nay thấy khó chịu, mún quát, mún la, mà hem làm được. Thấy thằng tee sao nó càng quậy thì nó lại càng sướng, giờ nó hem phải làm gì hết. Đi học nội trú lun, chả thèm về nhà. Ngày xưa khác ngày nay quá... Mà nó dốt thật, vạch áo cho người xem lưng. Rồi leo lên BBC, thấy cái chỉ thị 37 dành cho báo chí mà điên người. Cả thế giới chắc chỉ có Việt Nam mà thôi. Ở xứ Sing, hay Mã Lai gì đó, người ta còn được mở tòa soạn Playboy, tuy nhiên anh mở thì mở, mà đăng hình "vi phạm" là bị kiện ngay, còn cái tên - Playboy, dù có là gì trên thế giới, vẫn được xem là một tờ báo như thường.
Mà giận mất khôn, báo chí của mình nó ... thì sao lại so sánh với Playboy, ko khéo lại bị đả kích là "sính ngoại" thì khốn ^^

Nhớ em quá, nói out, mà còn nán lại gõ gõ. Chat với em ít quá, chỉ toàn lo làm việc riêng. Cả một ngày lo chuyện đâu đâu, anh cũng cần một khoảng thời gian cho riêng anh, cho sở thích cá nhân anh... Thấy thương lắm, mà thức hem nổi, lại xuống kí, hix, ăn ít lại rùi, lúc này hem hỉu sao ăn hem vô, người cứ chán chán làm sao... Tại mình ? Hay tại cái số...
Em ơi!

AIEI ...

Monday, December 11, 2006

Phát triển của Bé: Tháng thứ 12

Tháng thứ mười hai

Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

  • Bé sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc đi bộ, đứng hay đi chơi. Thích ngồi xuống sau khi đứng. Khoái leo trèo.
  • Thích chơi với 1 hoặc 2 con thú, yêu thương chúng nhưng đôi khi cũng đánh đập chúng
  • Đưa và lấy đồ chơi để chơi. Biết lăn trái banh về phía bạn.
  • Biết nói 1 hay 2 từ, ví dụ “bye bye, mama” hay bi bô vài “câu” ngắn
  • Không thích đi ngủ, thường giận dữ, cáu kỉnh mỗi khi bị ép ngủ.
  • Bé bắt đầu biết quan tâm đến việc chơi với những bé khác dù bé chỉ biết chơi cạnh nhau. Bé chưa sẵn sàng để chơi chung
  • Khiếu khôi hài của bé đang phát triển. Khi bạn cười vào những trò hề của bé, bé cũng cười theo và tiếp tục lặp lại trò đó
  • Bé đang thu thập ngày càng nhiều kỹ năng để xử lý đồ vật và thử những khả năng đó. Bé biết bật đèn, biết bật và tắt, đẩy những chiếc xe đồ chơi xung quanh nhà và cố xếp đặt mọi vật chung quanh với nhau theo cách mà bé thấy bạn làm: ví dụ như đậy nắp đồ vật lại
  • Bé hiểu nhiều hơn những gì bạn nói với bé. Bé có thể làm được những hướng dẫn đơn giản và hiểu vài điều giải thích của bạn về công việc hàng ngày.

Chơi để phát triển:

  • Để bé ngồi trên lòng và mặt đối diện với mặt bạn. Chỉ vào mũi bạn và nói “mũi”, sau đó chỉ vào mũi bé và nói tương tự. Lặp lại với những cơ quan kh1a: mắt, miệng, cằm, tai, tóc,…
  • Đưa bé đi tên những con đường đi bộ thường ngày để cho bé quen dần với những thứ khác nhau: lá, cỏ, thân cây,…
  • Giúp bé làm những ngôi nhà bằng những đồ vật, những khối plastic và cho bé xô ngã chúng.
  • Cho bé những đồ chơi có bánh xe hay xe tập đi để bé có thể đi vòng quanh nhà. Khuyến khích bé đi theo bạn từ phòng này sang phòng khác.
  • Tham gia vào những nhóm gia đình có em bé, nó sẽ giúp cho bé của bạn dễ hòa đồng với những đứa trẻ khác và cho bạn có 1 nhóm cùng hỗ trợ bạn
  • Ôm ấp và yêu thương bé thường xuyên

Nuôi dưỡng bé:

  • Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hay sữa bình nếu như bé vẫn còn thích. Đây là những nguồn dinh dưỡng tốt cho bé.
  • Có thể để cho bé tự ăn với sự giúp đỡ của bạn. Cho bé những thức ăn bé có thể cầm được và những thức ăn mềm với một cái muỗng. Bạn có thể lờ đi tình trạng bừa bộn do bé gây ra.
  • Có thể cho bé làm quen với một vài loại rau trái đã gọt vỏ như cà chua, dưa leo.
  • Chấp nhận cho bé những thức ăn bé thật ưa thích. nếu bé chừa lại hầu như chỉ 1 ít, hãy tiếp tục với bé.
  • Cố tạo cho bé thói quen ăn 3 bữa mỗi ngày
  • Nếu bạn vẫn còn cho bé bú và bé bắt đầu không muốn bú mẹ nữa, hãy thay thế những cữ bú bằng 1 ly sữa bột dành cho trẻ trong độ tuổi này.

Chăm sóc bé:

  • Bạn hãy đảm bảo rằng những vật nặng trên bàn và kệ sách không thể bị đổ ngược và gây tổn thương bé. Để những vật nóng vào sâu trong bếp và đừng để những vật bén, nhọn trên ghế hay bàn thấp.
  • Đưa bé đến bác sĩ để khám định kỳ 12 tháng và tiêm ngừa

Phát triển của Bé: Tháng thứ 11

Tháng thứ mười một

Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

  • Tập đứng nhiều kiểu khác nhau (đứng 1 chân, đứng trên ngón chân,…) trong lúc bám vào bàn hay những đồ gỗ khác. Có thể cúi xuống để lượm lại đồ chơi trên sàn.
  • Sau khi đứng, bé có thể tự ngồi xuống mà không bị té ngã.
  • Nghiên cứu về hình dạng và kích thước, ghi nhận những sự khác biệt, có thể nhận biết rằng vật thể nhỏ có thể bỏ vào vật thể lớn hơn. Thích lấy từng phần khác nhau của vật thể.
  • Có thể phối hợp giữa ngón cái và ngón trỏ một cách chính xác. Có thể ghép các vật nhỏ lại cùng với nhau như ổ khoá và chìa khóa.
  • Có thể cởi được vớ hay giày không dây
  • Khi uống từ 1 cái tách, có thể lấy 2-3 ngụm cùng lúc

Những thay đổi quan trọng:

  • Bé đang phát triển nhận thức về đúng hay sai. Khi bé làm điều gì “tốt”, bé sẽ kêu gọi sự chú ý của bạn. Bé có thể lặp lại hành động này. Khi bé làm chuyện “không tốt” và sợ bị bắt gặp, bé có thể núp đi.
  • Bé đang khám phá rằng có một cách để làm những gì mình muốn đó là tự làm không cần giúp đỡ. Thỉnh thoảng, bé sẽ cố tác động để bạn làm giúp bé một khi bé không làm được.
  • Bé nhận biết nhiều từ và hiểu những biểu tượng cho vật thể hay sự kiện. Ví dụ khi bạn hỏi: “Cái mền của con đâu?” bé sẽ nhìn và tìm kiếm nó, còn khi bạn hỏi “Con có muốn đi chơi không?” thì bé sẽ chỉ ra cửa,…
  • Trí thông minh của bé cũng đã mách với bé rằng mẹ có nghĩa là che chở, sung sướng, thoải mái và an toàn. Vì vậy bé sẽ tỏ ra lệ thuộc vào bạn hơn những tháng trước đây

Chơi để phát triển:

  • Đọc to và có biểu lộ cảm xúc cho bé nghe. Kể chuyện cho bé nghe theo những hình trong sách và để cho bé lật sách khi bé đã sẵn sàng.
  • Cho bé những đồ chơi để xếp hay những vật có thể xếp khít lại với nhau ví dụ như bộ đồ chơi có thể xếp lồng vào nhau.
  • Cho bé những đồ chơi có thể đẩy đi được dù bé chưa đi được.
  • Cho bé những đồ chơi bắt chước theo những vật dụng quen thuộc, ví dụ nhu những cái đĩa đồ chơi hay những điện thoại đồ chơi
  • Cho bé nhiều âu yếm và yêu thương

Nuôi dưỡng bé:

  • Cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột thích hợp cho lứa tuổi của bé trong trường hợp cần thiết. Đừng cho bé bú sữa bò cho đến khi bé được ít nhất 1 tuổi.
  • Tiếp tục cho bé làm quen với những thức ăn mới với số lượng nhỏ và mỗi lần chỉ cho ăn thử 1 loại thức ăn.
  • Gọt vỏ và lấy bỏ hạt khi cho bé ăn trái cây.
  • Nếu bạn vẫn còn cho con bú và bé tỏ ra kích thích vào buổi tối thì bạn ngưng dùng những thức uống có chất kích thích, chủ yếu là cà phê, thuốc lá, coca cola, trà.

Chăm sóc bé:

  • Khi bé làm đổ thức ăn, nước, bạn khuyên nhủ bé và ôm bé, đừng xem đó là 1 bi kịch.
  • Một vài tai nạn nhỏ có thể sẽ xảy ra khi bé bắt đầu tập đi.
  • Để bé tập đi bằng chân không trong nhà những lúc có thể để cơ chân bé phát triển khỏe mạnh. Khi mua giày cho bé, nên mua những đôi có đế mềm và có phần cổ giày linh động. Chúng sẽ giúp cho bé tập những bước đi khỏe mạnh hơn.
  • Cho bé tắm trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp bé dễ chịu hơn sau 1 ngày bận rộn và bé sẽ rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Dạy cho bé những cách cư xử lịch sự ngay từ bây giờ. Luôn mở đầu những yêu cầu của bạn bằng những câu như: “Vui lòng!” hay “Cảm ơn!” sau khi kết thúc công việc và khi bé đã làm như bạn yêu cầu, hãy cho bé biết đánh giá của bạn.

Phát triển của Bé: Tháng thứ 10

Tháng thứ mười

Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

  • Tự ngồi dậy được. Bò rất tốt.
  • Leo lên bàn ghế và cầu thang mỗi khi bé có thể.
  • Thử nghiệm với tất cả những vật thể và bất kỳ những gì tìm thấy trong nhà. Biết bỏ sách lại vào kệ, bỏ đồ vật vào trong toilet…
  • Có một vài đồ chơi ưa thích, có sự phân biệt rõ ràng.
  • Biết bắt đầu làm quen với trò chơi giấu và tìm đồ. Có thể bé sẽ “giấu” bằng cách lấy tay che mắt khi bé không muốn bạn thấy bé
  • Biết hỗ trợ bạn khi bạn mặc đồ cho bé
  • Tìm kiếm sự quan tâm và bầu bạn.

Những thay đổi quan trọng:

  • Bé càng ngày càng bắt chước người khác nhiều hơn. Bé bắt chước giọng nói, điệu bộ, nét mặt của bạn. Bé sẽ cố làm những gì bé thấy bạn làm. Bé cố gắng cho bạn ăn chỉ vì bạn đã cho bé ăn.
  • Sự thưởng thức âm nhạc và nhạc điệu của bé đang phát triển. Khi bạn cho bé nghe nhạc với những tiết tấu mạnh, bé sẽ lắc lư, nhún nhảy hay ngâm nga
  • Khả năng đoán trước sự việc của bé tốt hơn. Ví dụ như bé biết bạn sẽ đi đâu đó mỗi khi bạn thay đồ. Bé mong muốn được cho ăn khi bé nghe tiếng động do bạn chuẩn bị thức ăn trong bếp
  • Bé của bạn đang bước vào tuổi của những cảm xúc, bé thường khóc khi bé mong muốn đạt được điều gì cho đến khi được bạn chấp thuận.

Chơi để phát triển:

  • Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh. Chỉ cho bé xem và đọc tên của những vật khác nhau trong đó.
  • Cho bé xem 1 trái banh hay 1 đồ chơi, giấu nó sau lưng bạn và hỏi bé: “Trái banh ở đâu?” Khi bé kiếm được, lập lại trò chơi lần nữa.
  • Đưa cho bé một cái hộp và nhiều đồ chơi. Bỏ từ từ tứng đồ chơi vào hộp. Giúp bé bỏ đầy đồ chơi vào hộp và đổ ra sau đó. Sau đó, bạn hãy để bé tự chơi tiếp một mình.
  • Động viên bé tự đứng dậy 1 mình và bạn hãy cho bé biết là bạn vui như thế nào khi bé làm được điều đó.
  • Để cho bé cầm ngón tay bạn và tập bước đi.
  • Nói chuyện với bé thật nhiều, thường xuyên ôm bé và yêu thương bé.

Nuôi dưỡng bé:

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp cho bé vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này. Không cho bé uống sữa bò cho đến khi bé được ít nhất 1 tuổi.
  • Có thể cho bé ăn những lát mỏng trái cây đã gọt vỏ như chuối, đáo, lê, cam hay táo.
  • Cho bé tứ ¼ đến 1/3 tách nước trái cây mỗi ngày.
  • Cho bé tham gia vào những bữa ăn của gia đình.
  • Nếu bạn vẫn còn cho con bú, khi bé cắn núm vú bạn hãy nói “Không” hay “Ối” và lấy miệng bé ra khỏi vú trong vòng vài phút. Bé sẽ biết rằng cắn là không được phép.

Chăm sóc bé:

  • Giúp bé vượt qua sự sợ hãi với người lạ bằng cách thường xuyên đưa bé ra ngoài khi làm những công việc lặt vặt.
  • Những lúc tắm, bạn hãy khuyến khích bé tự chăm sóc mình bằng cách cho bé tự lau rửa. Sau đó đưa khăn tắm cho bé để lau khô. Bạn có thể giúp bé khi cần thiết.
  • Nếu bé quấy khóc vào ban đêm, bạn không nên chạy đến nôi cũa bé ngay lập tức. Trẻ em ở độ tuổi này thỉnh thoảng có một vài vấn đề về giấc ngủ và bé cần học cách tự trở lại giấc ngủ bình thường.

Phát triển của Bé: Tháng thứ chín

Tháng thứ chín

Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

  • Tự ngồi dậy được, kiểm soát đầu và cơ thể tốt.
  • Bò rất nhiều
  • Biết chụp và giữ đồ vật chặt chẽ hơn
  • Biết chọn lựa những vật tương tự nhau để chơi, ví dụ như những khối gỗ giống nhau,…
  • Biết được mối quan hệ giữa một số đồ vật, ví dụ như giữa cái ổ khóa và chìa khóa …
  • Hiểu được nhiều từ đơn giản như: giầy, bánh, banh. Hiểu được những hướng dẫn đơn giản như: đưa đây, đem lại đây…
  • Có thêm những lo sợ mới, ví dụ sợ tiếng ồn của động cơ,…

Những thay đổi quan trọng:

  • Bé muốn đứng và đi nhưng không thể làm được nếu không có sự giúp đỡ. Bé có thể đi dọc theo bàn ghế và bám vào đấy bước những bước đi không chắc chắn.
  • Bé cạnh tranh để đạt được sự chú ý và chấp nhận của bạn và có thể làm đối với người khác. Rất nhạy cảm với những cảm xúc của bé khác, nếu chúng khóc thì bé cũng khóc theo.
  • Bé có nhiều kỹ năng hơn để có thể khám phá môi trường xung quanh một cách vui vẻ, hạnh phúc.

Chơi để phát triển:

  • Giấu 1 đồ chơi vào trong tấm mền và hỏi bé” Đồ chơi ở đâu?” Nếu bé không kiếm được chúng dễ dàng, mở tấm mền ra cho bé thấy.
  • Cho bé những đồ chơi phát ra tiếng kêu ví dụ như con thú bằng nhựa mềm kêu chút chít khi bóp… và chỉ cho bé cách làm cho nó kêu như thế nào. Khen bé mỗi khi bé làm tốt.
  • Đến giờ tắm, bạn có thể cho 1 súng bắn nước vào trong bồn, chậu tắm và cầm nó bắn nước nhẹ nhàng vào bé và sau đó để bé bắn lại mình.
  • Có chế độ ăn, ngủ thích hợp cho bé
  • Âu yếm và kể chuyện thật nhẹ nhàng với bé, đọc chuyện hay là hát cho bé nghe. Gần đến giờ ngủ bạn nên tránh những trò chơi có tính kích thích bé. Để những trò chơi quen thuộc trong nôi khi bé ngủ.
  • Tiếp tục trò chuyện với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì và gọi tên những đồ vật quen thuộc.

Nuôi dưỡng bé:

  • Sữa mẹ hay sữa bình cho lứa tuổi này trong những trường hợp cần thiết vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Đừng cho bé uống sữa bò cho đến khi bé ít nhất được 1 tuổi.
  • Nếu bác sĩ chấp nhận, bạn có thể cho bé ăn một ít thịt vào các bữa ăn. Thịt nên được xay hay tán nhuyễn và bảo đảm rắng không có xương. Có thể dùng thịt gà, cá hay các loại thịt nạc khác.
  • Nên thay đổi chế độ ăn của bé và cố cho bé những thức ăn tươi, mới nấu và mới xay
  • Khuyến khích bé cầm giữ chai sữa hoặc chén ăn
  • Nếu bạn còn cho bé bú và bé bú ít đi thì bạn đừng nghĩ rằng đó là dấu hiệu bé sẵn sàng ngưng bú. Bỏ bú phải tiến hành từ từ.

Chăm sóc bé:

  • Bảo đảm rằng trong nhà bạn không có những cây độc hay những mảnh vụn của nó. Ví dụ như những cây ráy tai thơm, tai voi, thủy tiên, thủy tiên hoa vàng, cây nhựa ruồi, cây tầm gởi, cây trạng nguyên…
  • Giữ không cho bé vào phòng tắm trừ phi có bạn trong đó. Bảo đảm rằng thuốc để trong nhà nằm khỏi tầm với của bé.
  • Cho bé biết một vài điểm cần pảhi nghiêm khắc trong mối quan hệ giữa bạn với bé. Đừng chạy đến nôi bé mỗi lần khi bé khóc vào ban đêm.
  • Bắt đầu cho bé biết những dấu hiệu của sự nguy hiểm. Khi bé cố leo lên một cái lò, bạn hãy nói với bé “Nóng” bằng một giọng thấp và kiên quyết. Nếu bạn thấy bé lấy cái nắp bảo vệ ổ cắm điện hãy bảo bé “Không”. Bạn muốn bé dừng lại vừa đủ để bạn đến đưa bé ra khỏi những nơi nguy hiểm đó.
  • Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe khi được tròn 9 tháng. Lần kiểm tra sức khỏe này rất quan trọng để biết sự phát triển và tăng trưởng của bé.


Phát triển của Bé: Tháng thứ tám

Tháng thứ tám

Phát triển của Bé: Tháng thứ bảy

Tháng thứ bảy

Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

  • Có thể tự nâng mình lên bằng tay và đầu gối để chuẩn bị bò. Tuy nhiên, các bé có rất nhiều kiểu bò khác nhau và cũng có thể bé của bạn không bò theo kiểu “bốn chân” thông thường.
  • Cố gắng nâng người lên để có thể đứng được
  • Thử mọi vật khác nhau bằng cách nếm, lắc, bóp, ném và đập chúng
  • Muốn được hòa nhập xã hội, ngọ ngoạy khi muốn được chơi và chứng tỏ bé cũng có óc khôi hài.
  • Cố gắng bắt chước những âm thanh

Những thay đổi quan trọng

  • Khả năng thăng bằng của bé được cải thiện nhanh chóng. Bé có thể vừa ngồi vừa làm những việc khác như chơi với đồ chơi
  • Bé ngày càng tò mò và mạo hiểm hơn, nhưng cũng hay sợ hơn. Bé sẽ rời bạn để bò đi khám phá xung quanh nhưng cũng thường xuyên quanh lại với bạn
  • Bé bắt đầu dùng ngón tay để khám phá đồ vật thay vì cả tay như trước đây
  • Năng lực trí óc bé đang phát triển ví dụ như bé biết rằng vật thể bị giấu đi vẫn tồn tại dù bé không thấy nó và bé sẽ cố đi tìm chúng
  • Bé bắt đầu học cách nhận biết những gì không được chấp thuận giữa bạn và bé. Bé biết khi nào bạn không thích những gì bé làm và bé cũng biết những gì bé không thích làm.

Chơi để phát triển:

  • Cho bé xem những cuốn tạp chí và sách hình. Mua những loại mà bé có thể vừa cầm vừa xem
  • Chơi trò ú òa với bé. Bịt đầu bạn lại với một cái khăn tắm hay tấm mền con nít và hỏi: Mẹ đâu? Hay Bố đâu? Lấy khăn ra và đến lượt bạn lấy khăn ra che bé để bé trốn.
  • Bồng bé trước gương và hỏi bé: Ai đây? chỉ vào hình bé và gọi tên bé
  • Mở nhạc và dìu cho bé nhảy, nói với bé mình đang làm gì
  • Âu yếm bé thường xuyên và nói chuyện nhẹ nhàng với bé

Nuôi dưỡng bé:

  • Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột thích hợp trong trường hợp cần thiết, không cho bé bú sữa bò cho đến khi bé ít nhất được 1 tuổi.
  • Có thể cho bé ăn bánh bích quy
  • Không cho bé uống nước có gaz, nước đường, món tráng miệng có gelatin hòa tan trong đó hay những nước giải khát ngọt khác
  • Nếu như bé bú sữa bình, đừng để bé vừa ngủ vừa bú. Nếu như bé ngậm núm vú quá lâu, sữa có thể bám vào răng và tạo điều kiện cho sâu răng
  • Trong bữa ăn, bạn có thể cho bé một cái muỗng, và 1 cái tách để bé cầm và dùng các ngón tay bốc thức ăn đưa vào miệng.
  • Nếu bạn vẫn còn cho bé bú, hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để đảm bảo có sữa cho bé

Chăm sóc bé:

  • Để ý các triệu chứng mọc răng của bé: bé kéo tai, mút môi dưới và có thể sốt nhẹ hay phân của bé thay đổi
  • Hãy cho bé cái vòng nhai đã được giữ trong tủ lạnh để bé nhai. Nếu các triệu chứng vẫn còn hãy hỏi bác sĩ của bạn
  • Khi bạn không thể trông bé được, hãy bỏ bé vào xe cũi với một vài món đồ chơi. Môi trường nhỏ này đôi khi tốt cho bé trong vài trường hợp

Phát triển của Bé: Tháng thứ sáu

Tháng thứ sáu

Chăm sóc bé:

  • Chuẩn bị hay dọn dẹp đồ vật trong nhà để an toàn cho bé. Dùng nắp đậy các ổ điện lại, lấy dây điện khỏi tầm với của bé. Lấy những vật nhỏ khỏi sàn nhà. Bảo đảm không có sơn có chứa chì trong những đồ gỗ hay ở bề mặt những vật mà bé có thể rướn tới.
  • Nếu nhà bạn có cầu thang, hãy làm rào chắn lại. Cất thuốc và chất tẩy rửa ở những nơi cao và khóa lại. Nếu có lò sưởi, hãy dùng cái chắn che lại. kiểm tra độ rộng giữa các thanh, độ cao của cái chắn cầu thang và cẩn thận với ban công để tránh cho bé khỏi bị rơi ngã.
  • Chuẩn bị một cái balô mang em bé và đưa bé đi ra công viên, nơi đi dạo, mua sắm hay những nơi thú vị khác.
  • Đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và tiêm ngừa.

Phát triển của Bé: Tháng thứ năm

Tháng thứ năm

Con bạn biết làm gì vào tháng này?

  • Bé biết đáp lại giọng nói và nhìn về người đang nói. Biết nín khóc khi nghe giọng nói của mẹ
  • Cười và “nói chuyện” để thu hút sự chú ý của người khác
  • Biết làm nhiều thứ tiếng, có những thứ bé tự làm có những thứ bé bắt chước theo những người khác, vật khác
  • Bắt chước cử động người khác
  • Biết phản đối khi bị người khác lấy đi đồ chơi hay làm bé không hài lòng.
  • Bé muốn được sờ, cầm nắm và nếm mọi thứ. Bé có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia

Những thay đổi quan trọng:

  • Khả năng về ngôn ngữ bé đang phát triển rất nhanh dù bé vẫn chưa nói được trong nhiều tháng kế tiếp. Bé bắt chước ngữ điệu và nếu bé đã tạo được sự chú ý khi tạo ra những âm thanh nào đó thì bé sẽ lập lại nó sau đó.
  • Bé có những cử động báo trước bé chuẩn bị biết trườn. Chỉ chòi đạp và lắc lư, bé có thể đi hết chiếc nôi.
  • Bé có thể biết sợ người lạ.
  • Bé tăng cân chậm hơn trước nhưng việc bé hoạt động nhiều cho biết bé cần nhiều dinh dưỡng. Cân nặng bé lúc này có thể gấp 2 lần lúc mới sinh.

Chơi để phát triển:

  • Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó, ví dụ như 1 cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo 1 cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc với những vật treo có thể chuyển động được.
  • Để vào nôi bé 1 chiếc gương bằng kim loại không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chơn cái gương tốt để bé có thể thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.
  • Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.
  • Tạo cơ hội cho bé gặp những em bé khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.
  • Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.

Nuôi dưỡng bé:

  • Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình hãy cho bé bú các sữa dinh dưỡng công thức 1 (cho trẻ 0-6 tháng tuổi), không cho bé bú sữa bò cho đến khi bé ít nhất được 1 tuổi
  • Nếu bác sĩ của bé khuyên bạn bắt đầu cho bé tập ăn dặm, bạn có thể pha với một ít bột ngũ cốc. Nên pha bột lỏng và có thể pha với 1 ít sữa mẹ hoặc sữa bột hoặc chỉ với nước sôi để nguội.
  • Tập cho bé ăn thức ăn mới khi bé tới giờ ăn và thật đói bụng. Chỉ cho bé ăn khoảng 1 hay 2 muỗng café.
  • Khi bé đã có dấu hiệu là đã no, bạn nên ngưng, không nên ép bé.
  • Bạn đừng nên khen bé khi bé có bất cứ sáng kiến nào để chơi đùa với thức ăn nhưng cũng đừng la rầy bé. Hãy tạo cho bữa ăn luôn có không khí vui vẻ, cho cả bạn và bé.
  • Bạn cũng thỉnh thoảng để bố của bé cho bé ăn để tạo sự thân mật cho bé qua những bữa ăn.

Chăm sóc bé:

  • Chuẩn bị cho bé chiếc ghế đặc biệt, ở tuổi này rất dễ té khỏi chiếc ghế ngồi bình thường.
  • Bạn hãy chuẩn bị những đồ vật che chắn trong nhà để bảo vệ bé. Ở tuổi này bé sẽ trườn từ phòng này sang phòng khác, lấy những đồ vật trên bàn, cầm dây điện,…

Phát triển của Bé: Tháng thứ tư

Tháng thứ tư

Con bạn biết làm gì ở tuổi này:

  • Biết cầm chắc 1 vật trong tay. Biết vươn tới vật đó nhưng thường vươn xa hơn đích của bé
  • Có thể tự lật sấp và ngửa
  • Có thể ngồi nếu như có sự giúp đỡ và giữ đầu đứng.
  • Biết chép môi và bĩu môi.
  • Nhận biết được những người trong nhà và có đáp ứng với họ. Thường xuyên cười hơn trong khi hòa nhập với xã hội, thời gian chơi của bé bây giờ thường là 1 tiếng đồng hồ hay nhiều hơn mỗi đợt.
  • Thích thú với các loại trò chơi, đồ chơi
  • Có thể ngủ cả đêm và chỉ ngủ rất ít ban ngày.

Những thay đổi quan trọng:

  • Những chiếc răng đầu tiên của bé đã được chuẩn bị sẵn sàng. Chiếc mầm răng đầu tiên có thể xuất hiện trong tháng này.
  • Khả năng thị giác của bé đã phát triển đầy đủ và bé có thể nhận biết màu sắc của vật thể và có thể nhìn chăm chú vào những khoảng cách khác nhau. Bé có thể dõi theo những chuyển động nhẹ nhàng.
  • Khả năng nghe của bé đã phát triển gần như hoàn thiện, vì vậy, bé có thể thích thú lắng nghe những âm thanh khác nhau cũng như tiếng ồn do bé tạo ra.
  • Cơ thể bé phát triển cân đối hơn, cơ bắp phát triển và mạnh hơn.
  • Sự phối hợp giữa ngón tay và bàn tay được cải thiện nhanh chóng. Bé bắt đầu học cách dùng tay để làm những gì bé muốn.

Chơi để phát triển:

  • Đưa cho bé những đồ vật để bé nhìn, nếm, ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từ băng, đĩa. Cho bé đồ chơi để bé cầm nắm.
  • Cắt 1 băng khoảng 2,5cm từ 1 chiếc vớ màu và tròng vào cổ tay bé để bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễ hơn.
  • Có thể tắm cho bé lâu hơn để bé chơi đùa. Té nước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần cho sự phát triển của bé.
  • Lấy tay bạn nắm giữ 2 chân bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để 1 cái lục lạc phía trên chân bé để bé chòi đạp nó
  • Khi giỡn với bé bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng của bạn.

Nuôi dưỡng bé:

  • Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp trong trường hợp cần thiết. Đừng cho bé bú sữa bò.
  • Vì lúc này, bé đã có thể cho bạn biết khi nào bé đói, bạn hãy tạo giờ ăn cố định theo nhu cầu của bé
  • Hãy cho bé ăn dặm hoặc không cho tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Bạn có thể cho bé thử ăn dặm trong giai đoạn này và cho từ từ. Hãy từ từ để bé làm quen với kiểu thức ăn mới và mùi vị mới. Bạn không nên ép bé ăn trong giai đoạn này.
  • Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamin và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.

Chăm sóc bé:

  • Hãy kiểm tra độ an toàn của những đồ chơi của bé. Hãy bảo đảm rằng những nút kim loại trong những đồ chơi của bé cầm nắm không bong ra cũng như những con mắt bằng plastic trong những con thú nhồi bông cũng không bị bung ra. Luôn nhớ rằng bé có thể bỏ chúng vào miệng và bị ngạt thở vì những vật này.
  • Nếu bé có dùng 1 núm vú giả, đừng mắc chúng vào 1 cái vòng đeo quanh cổ bé, nó có thể làm bé bị ngạt thở
  • Nếu bé mọc răng trong tháng này, những vòng để bé cắn cho đỡ ngứa răng nên được giữ trong tủ lạnh vì vòng cắn mát làm bé thích và khi vòng cắn hết mát, bạn hãy đưa cho bé cái mới.
  • Đưa bé đi khám bác sĩ cho đợt tiêm ngừa thứ 2 và kiểm tra sức khỏe.

Phát triển của Bé: Tháng thứ ba

Tháng thứ ba

Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

  • Giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều hơn qua những tiếng thầm thì, gù gù và biểu thị qua nét mặt. Khóc ít hơn.
  • Đáp ứng với nhiều loại kích thích khác nhau. Thích những vật thể có nhiều màu sắc và kiểu dáng. Thích chơi với những đồ chơi như cái lục lạc, trái banh mềm, đồ chơi để bé ôm ấp,…
  • Cố vươn tới một vài đồ vật, túm lấy và nắm giữ chúng trong vài giây.
  • Nhìn theo những vật di chuyển chậm, đặc biệt là những vật di chuyển ngang từ bên này sang bên kia. Quay đầu để giữ cho vật nằm trong tầm mắt.
  • Nghiêng người khi được nằm sấp và cố nâng đầu lên

Những thay đổi quan trọng:

  • Bé đang cố gắng kiểm soát nhiều hơn đầu và thân. Những chuyển động ít loạng choạng hơn.
  • Hệ thần kinh của bé đang trưởng thành rất nhanh. Bé có thể phối hợp giữa nhìn, nắm giữ và bú, điều này có nghĩa là bé cố đưa hết mọi thứ vào miệng bé.
  • Bé bắt đầu thích thú với đôi bàn tay và những ngón tay của mình và ngắm nhìn chúng thật nhiều. Bé bắt đầu để tay vươn tới những vật thể hấp dẫn.
  • Khả năng về thị giác của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Bé có thể nhìn từng chi tiết của các vật thể.
  • Giờ giấc ăn, ngủ và tỉnh táo vui chơi của bé ngày càng đều đặn hơn.

Chơi để phát triển:

  • Khi nói chuyện với bé, bạn hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé nhiều hơn là nhìn nghiêng.
  • Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật thể có màu sáng và hấp dẫn để nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.
  • Đưa cho bé 1 cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để gây ra âm thanh.
  • Khi có thể, bạn bế bé lên 1 cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.
  • Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm hãy khen bé và gọi tên bé.
  • Đu đưa bé và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.

Nuôi dưỡng bé:

  • Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không được cho bé uống sữa bò.
  • Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình, nên ẵm bé trong lúc cho bé bú. Đừng bao giờ dựng ngược chai sữa lên.
  • Trừ phi bác sĩ yêu cầu, bạn không nên cho bé ăn dặm vào tuổi này.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ:

  • Bạn hãy học cách vắt lấy sữa bình thường hay dùng 1 cái bơm hút
  • Trong những trường hợp không cho bé bú đưôc hãy cho bé bú sữa mẹ đã được lấy ra, sữa này chỉ được để trong tủ lạnh 24 giờ mà thôi.
  • Bạn cần ăn, ngủ đầy đủ và uống đủ nước.
  • Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.

Chăm sóc bé:

  • Để những vật kích thước nhỏ cách xa bé. Đừng cho bé giữ những vật bé có thể nuốt và bị ngạt.
  • Nếu bé ngủ trong nôi, hãy cho bé 1 cái nôi rộng. Bé cần nhiều khoảng trống cho những hoạt động của mình. Hãy để ý rằng khoảng cách giữa 2 chấn song nôi không rộng hơn 6cm và cao ít nhất 70cm tính từ tấm nệm trở lên.
  • Khi bế bé ra ngoài, hãy mặc đồ cho bé theo như bạn cảm thấy thích hợp, đừng quấn bé trong 3 tấm chăn khi bạn chỉ mặc 1 áo.
  • Ngay cả khi bạn không đi ra ngoài nhiều, bạn cũng cần tìm kiếm trước 1 ngưởi giữ trẻ cho thời gian bạn đi làm sắp tới. Bạn cũng nên mời họ đến gặp bé trước để tạo mối quan hệ.