Navbar


New: Biggest Hiphop News in Vietnamese - DUNKARE MAGAZINE [ Click here to visit ]

Saturday, June 21, 2008

"Quốc tế" và "thuần Việt"

Trước kia là chuột hamster, hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa, nhiều bạn trẻ khốn đốn vì những luồng thông tin trái ngược nhau. Nay lại "đánh" đến trường "quốc tế".

Bản tin gốc được đăng trên báo Tuổi Trẻ, các bạn có thể xem tại đây. Nhưng cũng có thể, nó sẽ được gỡ xuống để biên tập lại nội dung, nên tôi xin trích lại đây:

Trích:

Quản lý trường quốc tế còn bỏ ngỏ

TT - Đó là đánh giá của Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT về hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo có yếu tố nước ngoài diễn ra sáng 20-6.

Ông Tài nêu lên một thực tế hiện nay là không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về xét duyệt cấp phép cho trường quốc tế hoạt động. Không những thế, khi đã được thành lập, cũng không rõ đơn vị nào sẽ đứng ra quản lý và quản lý những gì!

Theo ông Huỳnh Công Minh - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, TP.HCM có 28 trường mầm non, tiểu học, trung học có yếu tố nước ngoài. Nhiều trường còn lại chỉ mang tên "quốc tế" mà không có mối liên hệ nào với tính chất giảng dạy quốc tế. Trong số 28 trường được đề cập, đơn vị cấp phép cũng rất khác nhau. Có trường được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp phép; nhiều trường khác được UBND TP.HCM hoặc Sở GD-ĐT TP.HCM cấp phép.

Thay mặt Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Trần Văn Nhung thừa nhận việc chậm trễ có qui định thống nhất về loại hình trường quốc tế là do yếu kém về mặt nhân sự của Bộ GD-ĐT, cụ thể là Vụ Quan hệ hợp tác quốc tế. Ông cho biết bộ đã có dự thảo và sẽ sớm ban hành văn bản về quản lý trường quốc tế trên tinh thần qui định rõ tiêu chí thành lập, hoạt động của trường quốc tế và đặt dưới một đầu mối quản lý duy nhất.


Mọi lập luận cho việc bước vào "trận đánh" này nghe có vẻ rõ ràng, và hợp lý. Nhưng hãy thử suy nghĩ, trong chúng ta, có ai được quyền tự chọn cho mình, một cơ quan Nhà nước nào đó, để được cấp phép. Hay chúng ta bị đùn đẩy, chỉ trỏ, đi lại qua rất nhiều cơ quan, để rồi một ngày nào đó, họ nói "đơn vị cấp phép cũng rất khác nhau" (?!)

Và mục đích cuối cùng của việc này là gì? Đã được nói rõ ở trên: "đặt dưới một đầu mối quản lý duy nhất", cái đầu mối mà không nói ra thì ai cũng biết là gì rồi. Trước kia có một bài báo so sánh chất lượng và chi phí giữa trường công lập và quốc tế, thì theo quan điểm bài viết, tác giả dành nhiều tình cảm cho trường quốc tế, vì ở đó con em của họ được quan tâm nhiều hơn, được đưa đón,chăm sóc, dạy dỗ về lòng yêu thương, về cách sống, cách suy nghĩ nhiều hơn. Mặc dù chi phí có vẻ cao, nhưng không hề xảy ra tình trạng "phát sinh", "phụ phí" hay "tự nguyện đóng góp", và hầu hết đều cho là "tiền nào của đó". Trộm nghĩ, có khi nào ...

Thôi, không phải việc của mình. Cầu Trời cho cái gọi là "sự chuyển biến lịch sử" nó đến sớm, cho bọn trẻ được biết thế nào là đi học.

2 comments:

  1. đáng lí ông fải chụp cả cái hình bài viết lại nữa í chứ,

    ReplyDelete

Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.

Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.