Bạn sẽ phải tỏ thái độ như thế nào nhỉ? Cảm thương, hay vui mừng, hay tức giận?
À quên, tôi quên nói lý do.
Chuyện là thế này, nếu buổi chiều nào đó, bạn đi ngang qua ngã tư đường Lý Thường Kiệt và đường 3 tháng 2, bạn sẽ thấy một bà lão, ngồi ở vệ đường, cạnh bà ta là cái ca. Hẳn mọi người cũng hiểu bà ta làm gì rồi. Chuyện không có gì đáng nói cả, nếu như tôi không nhìn lên trên, bà ta đang đeo headphone, nghe radio, hay nghe nhạc gì đó. Nhìn rất phản cảm. Đành rằng mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, nhưng "hưởng thụ" ngay trong lúc đang cần người khác cảm thông và chia sẻ thì không thể.
Một lần khác, tôi dừng ở một tiệm chạp phô, xung quanh tức thì một đàn trẻ em, da đen nhẻm, nghe nói là người Campuchia, ùa ra vây lấy tôi. Những đôi mắt tròn xoe nhìn tôi, chớp chớp. Một cậu bé khá nhỏ con ngồi lọt thỏm trong một chiếc xe lăn, mới cáu cạnh! Không màng xung quanh có ai, bao nhiêu người, và không màng suy nghĩ mình đang làm gì, cậu ta thoải mái đứng lên yên và gọi một tô hủ tiếu gần đó...
Dường như nó đang trở thành một nghề bình đẳng như bao nghề khác...
CẢM THƯƠNG:Vì bà già lao thế mà còn phải đi làm cái nghề hèn mọn ấy (xem bài Ăn xiẲntên Blog của Nấm nha - http://ma887.sky.vn/archives/651).
ReplyDeleteVUI MỪNG: Hoan hô nền công nghiệp điện tử, sản phẩm của nó đã đi đến từng ngõ ngách xã hội, ngõ ngách nhân loại.
TỨC GIẬN: Thôi mà, tốt hơn là không nên tức giận vì những gì có thể cho qua được. Ở đâu đó, người ta nói rằng cả làng đi làm nghề "cái bang" lúc nông nhàn, tức quan điểm của họ về nghề này rất đơn giản, như ...cái bang thôi!
bà đó em biết, bà đó đeo vậy thôi à, không cắm vào cái gì hết á :D, chắc cho đỡ ồn
ReplyDeleteNếu thật sự như thế thì anh vui mừng. Mừng vì dân nghèo Việt Nam vẫn còn giữ được tự trọng. Chỉ dân nghèo thôi, chứ còn lũ "cướp ngày" thì mất cái thứ xa xỉ đó lâu lắm rồi...
ReplyDeleteP/S: "Cướp ngày" là gì thì chắc ai cũng biết rồi.