Navbar


New: Biggest Hiphop News in Vietnamese - DUNKARE MAGAZINE [ Click here to visit ]

Tuesday, July 1, 2008

Thành phố nào thật thà nhất thế giới?

Tạp chí Reader’s Digest làm một cuộc thử nghiệm và thống kê trên 32 thành phố lớn ở khắp năm châu.

Ljubljana, thủ đô của Slovenia, là thành phố được coi là thật thà nhất thế giới với 29 chiếc điện thoại di động được trả lại. Đứng vị trí á quân trong các "thành phố thật thà" là Toronto (Canada) với 28 chiếc được trả lại cho người mất. Vị trí thứ ba được trao cho thủ đô của Hàn Quốc, Seoul với 27 chiếc điện thoại di động lại trở về với chủ của chúng.

Stockholm có 26 người thật thà trả lại thứ mà họ nhặt được. Vị trí thứ 5 được trao cho Manila (Philippines), Mumbai (Ấn Độ) và New York (Mỹ) với 24 chiếc điện thoại mỗi nơi được trao trả lại cho người đánh mất.

Cũng khá thật thà là người dân ở Auckland (New Zealand), Budapest (Hungary), Helsinki (Phần Lan), Praha (Cộng hòa Czech), Warsaw (Ba Lan). Tất cả các thành phố trên chiếm vị trí thứ 8 với 23 chiếc điện thoại di động được trở về với chủ của chúng. Người dân ở Zagreb (Croatia) cũng khá thật thà (với 22 chiếc).

Còn ở những thành phố sau thì số điện thoại di động chui vào túi người nhặt được sẽ nhiều hơn. Ở Bangkok (Thái Lan), Paris (Pháp), Sao Paulo (Brazil), Berlin (Đức) mỗi nơi có chín chiếc điện thoại có "chủ" mới.

Ở thành phố giàu có như Zürich (Thụy Sĩ) cũng chỉ có 20 chiếc điện thoại bị bỏ rơi trở về với chủ của chúng. Cùng đứng ở vị trí 18 như Zürich là các thành phố Milano (Ý) và Mexico City (Mexico).

Thật khó tưởng tượng là hai thành phố như London và Sydney lại có nhiều người không thật thà đến vậy. Ở cả hai thành phố này có đến 11 chiếc điện thoại sẽ vĩnh viễn xa rời chủ của nó.

Nhưng sự thật thà của những người nhặt được của rơi ở những thành phố sau còn tệ hơn. Madrid (Tây Ban Nha) với 12 chiếc, Matxcơva (Nga) 13 chiếc, kế đến là Buenos Aires (Argentina) và Singapore với 14 chiếc có ông/bà chủ mới.

Một nửa số điện thoại chui vào túi người nhặt được là ở Lisbon (Bồ Đào Nha). Nhiều hơn số đó (16 chiếc) là ở Amsterdam (Hà Lan) và Bucarest (Romania).

Ở hai thành phố Hong Kong và Kuala Lumpur bạn không nên mong gì nhiều lắm vào việc có thể nhận lại đồ rơi của mình. Tại đây chỉ có 13 chiếc điện thoại di động được quay trở về với chủ của chúng.

Đến đây chỉ mới 31 thành phố thôi. Và bạn xem kỹ trên báo Tuổi Trẻ, không thấy thành phố thứ 32, là vì báo Tuổi Trẻ đã cắt bỏ đoạn nhật ký sau:

Khi đoàn khảo sát của báo Reader’s Digest đến Hồ Chí Minh, Việt Nam định làm chuyến cuối cùng, thì trời đã tối, nghĩ là sẽ rất khó thực hiện, nhưng đoàn vẫn quyết định làm ngay trong đêm.

Lúc trưởng đoàn đang cùng mọi người chuẩn bị, thì anh trợ lý từ ngoài chạy vào, hớt hơ hớt hải, nói trong tiếng thở dốc:

- Thưa... thưa... trưởng đoàn.... Cái... cái.... cái....

Trưởng đoàn ngạc nhiên:

- Cái gì? Bình tĩnh xem nào.

Trợ lý:

- Cái điện thoại 1100 của em... nó.... nó...

Trưởng đoàn:

- Nó làm sao? Hỏng à?

Trợ lý:

- Không. Nó bị giật rồi.

Đoàn khảo sát lên đường về nước ngay tối hôm đó, và kết thúc cuộc thử nghiệm.


------------

P/S: Bài viết được xào nấu từ bài thật của báo Tuổi Trẻ.

2 comments:

  1. Tớ vừa comment, xem profile, thích quá, comment tiếp! Mấy cái tên miền kia cậu cũng quên dùng root domain nốt.

    Này nhé, nếu ai đó lười gõ www như mình thì không thể xem blog của cậu rồi!

    ReplyDelete
  2. Một ông tây có biệt tài phân biệt được các địa danh chỉ bằng ...khứu giác. LHQ tổ chức một đoàn kiểm nghiệm. Máy bay qua nước Nga, ông biết khi qua Mạc tư khoa vì ông ngửi thấy mùi ...Kremly. Một hồi sau, ông nói đã qua Paris vì thấy mùi ngọn Tháp... Khi hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, trên đường đi taxi về, bị tắc đường, taxi tắt điều hòa, ông kéo cửa, đưa tay ra ...gạt bụi để ngửi và phát hiện ra đây là Sài Gòn. Đoàn kiểm nghiệm hỏi: "Ông ngửi thấy gì?". "Khôn ngửi thấy gì đặc biệt, chỉ là tôi bị tháo trộm mất cái đồng hồ khi đưa ta ra ngoài, nên tôi đoán đó là Sài gòn!"

    ReplyDelete

Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.

Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.