Alaska: Năm 1867, Ngoại trưởng Mỹ William H. Seward đề nghị với Nga mua lại bang Alaska với giá 7.2 triệu đôla, tức 2 cent một mẫu. (Theo BBC)
Trời ạ! Nghe mà phát mê, hihi, nhưng đừng tưởng bở, đó là cái giá của năm 1867!
Vâng, thoạt nghe thì có vẻ đơn giản. Nhưng làm sao để ta có thể biết được, là sau đó, cái gì sẽ lên giá, cái gì sẽ xuống giá.
Đua theo thị hiếu chung à? Xin thưa, vào thời điểm 1867 thì chưa có khái niệm 'thị trường bất động sản' đâu ạ.
Đã có bao giờ bạn xem bài Quy luật tiên phong đăng trên Zidean chưa? Xem một đoạn nhé:
Nhiều người tin vấn đề căn bản trong marketing là thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng công ty bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tối ưu hơn các công ty khác. Điều này không hẳn là chính xác.
Nếu thị phần của bạn còn khiêm tốn, bạn đang phải cạnh tranh với những công ty đối thủ có quy mô lớn hơn cũng như khả năng tài chính mạnh hơn, thì chiến lược marketing bạn đưa ra có lẽ đã phạm sai lầm ngay từ đầu. Và bạn đã vi phạm quy luật marketing đầu tiên.
Có điều gì đó ngược ngạo ở đây... Dường như vấn đề căn bản đó luôn được đăng trên nhan nhản các báo, được nói hằng ngày trên đài, trên truyền hình v...v... Nhưng tại sao lại có nghịch lý này? Mời xem tiếp:
Để minh họa Quy luật Tiên phong, bạn hãy trả lời hai câu hỏi sau:Sau Charles Lindbergh, Bert Hinkler(1) là người thứ hai một mình bay qua Đại Tây Dương. Bert là một phi công tài năng hơn Charles - ông bay nhanh hơn, tiêu hao ít nhiên liệu hơn.
- Ai là người đầu tiên một mình bay qua Đại Tây Dương? Bạn sẽ trả lời là Charles Lindbergh(1), đúng không?
- Ai là người tiếp theo một mình bay qua Đại Tây Dương? Tôi tin là bạn không dễ tìm được câu trả lời.
Tuy nhiên, liệu có mấy ai nhớ đến cái tên Bert Hinkler?
Câu chuyện về Lindbergh cho thấy ưu thế vượt trội rõ ràng của người đi đầu. Dù vậy, nhiều công ty vẫn tiếp tục đi theo con đường như Bert Hinkler đã đi. Họ kiên nhẫn chờ đến khi thị trường đã định hình và phát triển rồi mới nhảy vào với một sản phẩm tốt hơn, thường là gắn liền với tên công ty. Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, một sản phẩm ra đời với tinh thần "tôi cũng có", "tôi cũng thế" như vậy, lại được gắn với cái tên vốn được công ty đặt cho dòng sản phẩm chính của họ, sẽ có rất ít hy vọng trở thành một thương hiệu lớn, sinh lời.
Vâng, là thế. Có thể xem thêm tại đây [ xem thêm ]
Người ta sẽ mời bạn uống một lon Coke trong khi thực ra họ chỉ có toàn Pepsi-Cola.
Một số công ty đã thành công lớn khi biến được tên thương hiệu trở thành tên mặt hàng hoặc ngành dịch vụ tương ứng, ví dụ: "FedEx bưu kiện này đến Coast".
Trở lại vấn đề, theo cái gọi là Quy luật tiên phong, thì chúng ta cần có cái gọi nôm na là đi trước thiên hạ. Và nói thật lòng, đến hiện nay, tôi, bạn, và chúng ta đã có gì khác biệt chưa ? Ta đã có gì để khẳng định thương hiệu Việt chưa, hay vẫn loay hoay và tự hào với TÔI CŨNG CÓ, TÔI CŨNG THẾ, nhưng RẺ hơn! (muôn đời T___T)
Dạo nhiều trên các báo điện tử cũng như báo giấy, nào là tâng 'bốc kĩ sư nông dân', nào là nhà sáng chế, nhưng có gì nào? Máy tuốt lúa của Việt Nam ư? Xin thưa Thái Lan đã có từ cách đây vài chục năm. Máy bay dân dụng loại nhẹ ư? Người ta đã bay kín trời rồi. Các trang trại bên Mỹ đã sử dụng nó để rải thuốc trừ sâu từ hàng chục năm trước. Tại sao lại phí công nghiên cứu hàng năm trời đăng đẵng chỉ để được một cái mác "nhà sáng chế (thứ đã sáng chế rồi)".
Hãy học tập Nhật Bản. Anh ta mua bằng sáng chế. Mặc dù điều đó có mắc mỏ hơn chúng ta tự làm (tất nhiên!), nhưng nếu vận dụng hợp lý và đúng thời cơ (dĩ nhiên, vì mua sẽ nhanh hơn, chủ động về thời gian hơn) , ta hoàn toàn có thể thu lại đồng vốn.
Một số điều, nói ra cho đỡ tức >.< [ kết quả đây ]
No comments:
Post a Comment
Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.
Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.