(tiếp theo và hết)
50 năm ngày ra đời ...
"Sự chuyển đổi đó cũng làm một số bà nội trợ băn khoăn vì các bà vẫn tin rằng nhôm ninh hầm tốt hơn, mà lại bám dính ít hơn" - Dominique Delaborde, chuyên viên ở hãng Seb nói.
"Thực tế thì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn. Nhưng inox lại không gỉ, lại dễ đánh bóng cho sáng, dễ chùi rửa. Làm những cái nồi bằng inox là những ý nghĩ điên rồ! Vì thế mà đáy nồi được gắn với một tấm bằng nhôm nằm trong một cái đĩa inox, và tấm đó tiếp xúc với nhiệt. Ngọn lửa (hay là tấm bị nung nóng lên) truyền nhiệt thông qua lớp nhôm, được xem như là nơi dùng để tích trữ nhiệt theo quán tính".
Cải tiến kỹ thuật mạnh mẽ, liên tục
Đầu những năm 70, khách hàng thấy xuất hiện những tin quảng cáo kiểu: "Cái gì là màu đỏ và tiến nhanh?"
Với sự tham gia của Hội Tefal (về mỹ thuật công nghiệp), nồi được "tô son điểm phấn" cho đẹp bằng màu đỏ cam có hoa đen mờ ảo, từ nồi đến vung. Về kỹ thuật cũng có những cải tiến mạnh mẽ. Miệng nồi có dạng vành cong, khớp với vành cong của vung, làm khách hàng khó tính ở Đức, Bắc Âu và Trung Âu vừa ý (họ không thích loại nồi có thanh ngang bắt qua vung). Cải tiến đó làm cho Seb được thêm một bằng (từ khi thành lập, Seb với Super - cocotte đã có 404 bằng ở Pháp và nước ngoài). Đầu những năm 90, có thêm những cải tiến: gắn thêm đồng hồ đếm phút điện tử, gắn một đáy khuếch tán dày gấp ba, một cửa sổ, một hệ thống đóng chỉ dùng ngón tay ấn nhẹ xuống... Nồi Cocotte trở thành một sản phẩm thời thượng, bán chạy như tôm tươi!
Tháng 2 năm 2003, lại có cải tiến mới nữa: đồng hồ cho phép theo dõi thức ăn chín trong nồi từng giây, "hệ thống vitamin" mới toanh. "Bốn phút rưỡi là đủ để làm nhừ hạt đậu cô-ve, so với 12 phút như nồi cổ điển. 75% vitamin của rau được giữ lại so với 55%".
Bí quyết gì? Nghiên cứu cấu tạo của rổ hơi
Một luận án đệ trình ở đại học Paris 12 Val - de - Marne với đề tài "Xác định kết cấu của sản phẩm thực vật bằng thực nghiệm" đã là cho chúng ta hiểu rõ hơn , qua ví dụ về hạt đậu cô-ve của Kénya, cách mà hơi nóng chuyển vận trong nồi. Khi thực nghiệm với số lỗ và cách bố trí những lỗ của rổ hơi, chúng ta có thể tối ưu hóa hình dáng của nó sao cho không khí bọc quanh thức ăn, vì chính lớp không khí đó oxy hóa thức ăn, làm mất đi vitamin".
Nồi áp suất với lịch sử 50 năm đầy sóng gió và vinh quang của mình, ngày nay đã có một vị trí trong cuộc sống của con người.
Denis Papin, ông tổ của máy hơi nước, ở bên kia thế giới, chắc cũng mãn nguyện.
(Theo Science et Vie 10.2003)
--Hết
Một số liên kết mình lục tìm bên dưới đây, có thể giúp ích mọi người phần nào.
- How to choose a pressure cooker: http://homecooking.about.com
- Pressure Cooker Outlet: http://www.pressurecooker-outlet.com
---
Quay lại bài 2
Quay lại bài 2
Chúc Ngôi nhà nhỏ có một cuối tuần vui vẻ!
ReplyDeleteÀ, bạn có thể cho mình mượn một chút không gian để treo cái logo của mình không nhỉ? Mình đã add logo của bạn lâu rồi!
Gửi Ku-tý: bạn có cái nick ấn tượng quá. Em trai mình cũng tên Tý, nhưng kêu nó bằng Tý thôi, hok có ku, he he.
ReplyDeleteMình add logo bạn rồi. Rất vui khi trao đổi logo với bạn.