Navbar


New: Biggest Hiphop News in Vietnamese - DUNKARE MAGAZINE [ Click here to visit ]

Tuesday, August 5, 2008

Cây cỏ mực

Nhớ mấy bữa trước, bé Quyên bị nóng trong người, nổi đẹn trong lưỡi. Anh Sang đi tìm cây cỏ mực khắp nơi để giã lấy nước cho bé uống, mà không tìm được. Giờ toàn xi măng với bê tông, cây cỏ nào mọc cho nổi chứ.

Nhớ hồi đó, thằng Tee còn nhỏ, hễ sốt sốt là mẹ kêu đi bứt một nắm, về bỏ vô chén giã nhỏ, xong vắt lấy nước, pha vào chút đường cho dễ uống. Thì y như rằng đêm đó nó nằm ngủ ngon, sáng mai da dẻ hồng hào, khỏe khoắn. Dần dần cuộc sống khá lên, ít ai còn nhớ tới cây cỏ nhỏ nhoi này nữa.

Lúc nhỏ thích cái mùi ngòn ngọt, thơm thơm của nó một cách lạ lùng. Mà ác nỗi là mình không bao giờ bệnh hay sốt gì để "được" uống nước cỏ mực hết, nên cứ uống ké. Kết quả là đêm đó nằm run cầm cập, mát quá mà...

Hôm nay đi sửa máy trên KCN Sóng Thần, mới thấy lại cây cỏ mực trong bãi đất hoang. Với tay bứt lấy vài cái bông đã chín già, định bụng sẽ gieo trong vườn nhà, để còn có cái mà dùng sau này... Nhưng lại nghĩ, chắc có ai dám uống nó không nhỉ? Thời nay, người ta tin vào thứ thuốc độc được quảng cáo trên tivi hơn là những vị thuốc của cha ông ngày nào...

Cỏ mực - Ảnh: Wikipedia.org

Lên Google hỏi, thì anh ta trả lời được vài thông tin khá quý báu, viết lại đây phòng ngừa sau này mấy site kia nó chết bất tử.

 Cây cỏ mực
Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L..
Họ: Cúc Asteraceae: Compositae
P.H.Hộ III/272 


Để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, y thư cổ Nam dược thần hiệu khuyên lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.

Cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn liên thảo (cây có đài quả như sen).

Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài).

Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp rau mực cầm ngay”. 
Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy. Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
Một số bài thuốc
Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.
Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 g.

Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Cỏ mực chữa sốt xuất huyết
Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.
Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.
Ngoài ra, theo tài liệu của Trung Quốc, cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác) như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Một số liên kết dành cho người quan tâm:
Cỏ mực - trên Wikipedia
Hình ảnh cỏ mực - forum ĐH Cần Thơ
Kết quả tìm kiếm trên Google

----
Ghi chú: Những thông tin trên AiEi | Ngôi nhà nhỏ chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Hãy tham khảo kỹ và cân nhắc trước khi sử dụng cho bản thân hoặc người khác. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự cố nào xảy ra khi bạn cố gắng làm theo hướng dẫn trên mà không có sự đồng ý của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

5 comments:

  1. Thanks posting this, mình nghe lâu giờ mới thấy hình :)

    ReplyDelete
  2. Tui muon add them cai countdown giong cua ong ngay tren dau luon do, fai add vao cho nao vay? tui add no nhay lung tung het tron

    ReplyDelete
  3. sao tui ko có cái khung comment giống ông dzị ông Sang? tui mới làm xong cái banner nè, chiều ngang hơi to rảnh thì edit giùm tui hen, hay để lun cũng dc :D hì..http://i6.photobucket.com/albums/y227/mi5singU/th_banner_couple_200x50.gif

    ReplyDelete
  4. lên Google search cái từ "blogspot comment", nhiều người viết hướng dẫn về cái này lắm, còn không vào trang thuthuatblog.com, trong đó cũng có hướng dẫn. Để hum nào rảnh tui send cho đống link. Cái này dễ lắm.

    ReplyDelete

Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.

Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.