Navbar


New: Biggest Hiphop News in Vietnamese - DUNKARE MAGAZINE [ Click here to visit ]

Thursday, March 13, 2008

Trẻ bị co giật và cách xử trí

Hôm nay lang thang, vô tình tìm thấy bài viết khá hay, đó là tình trạng co giật ở trẻ em. Thứ nhất, trẻ chưa đủ lớn để có thể phản ánh cho bố mẹ biết cảm giác hiện tại, thứ hai, bố mẹ rất thường hay lầm lẫn các triệu chứng sốt, nóng với các bệnh lý thông thường như cảm, sốt thông thường v...v... dẫn đến những chậm trễ trong cứu chữa. Bài viết được thu thập từ trang WebTreTho hy vọng có ích cho những ai đang dự định làm bố mẹ :D (hihi).


Co giật gây ra do sự phóng điện bất thường trong não. Co giật có thể là hậu quả của: sốt hạ đường máu, nhiễm trùng, chấn thương vùng đầu, ngộ độc, dùng thuốc quá liều. Co giật còn có thể do động kinh, u não hoặc do các bất thường về thần kinh khác.


Co giật do sốt cao
Thường xảy ra ở trẻ dưới năm tuổi khi cháu bị sốt quá cao, thường từ 39 độ C trở lên. Trẻ thường co giật toàn thân và không bao giờ kéo dài quá 15 phút. Để ý rằng trẻ phát triển bình thường và không có tiền sử cá nhân hoặc gia đình về co giật ngoại trừ khi có sốt. Cơn co giật thường làm cho các bậc cha mẹ sợ hãi nhưng thường hiếm khi để lại di chứng ( 98% trẻ co giật do sốt cao không có di chứng), kể cả động kinh trừ phi cơn sốt này đi kèm với những bệnh nghiêm trọng như viêm màng não mủ.

Làm gì khi trẻ bị co giật?
Khi con bạn bị co giật, cần đặt trẻ bị co giật lên trên sàn nhà hoặc một nền cứng an toàn. Dời tất cả đồ vật ở bên cạnh đi chỗ khác. Nới lỏng quần áo ở quanh đầu và cổ. Không nên cố dùng bất cứ vật gì để mở miệng trẻ và cũng không nên chêm vật gì vào giữa hai hàm răng của cháu, Càng không nên cố ngăn sự co giật bằng cách giữ chặt cháu.

Gọi hoặc đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu thấy có những biểu hiện:
  • Khó thở
  • Xanh tái
  • Bị chấn thương vùng đầu
  • Trông có vẻ ốm nặng
  • Có bệnh tim trước đó
  • Nghi ngờ trẻ bị nhiễm độc, hoặc đã dùng thuốc
  • Nếu bạn cảm thấy lo lắng về bất cứ điều gì

Nếu con bạn chưa từng bị co giật trước đây, Bạn cần đến cấp cứu ngay lập tức. Đối với trẻ có tiền sử co giật, Cần gọi cấp cứu hoặc nên đưa cháu đén bệnh viện khi cơn co giật kéo dài hơn năm phút, hoặc cơn giật khác với những lần trước.

Sau cơn co giật, trẻ thường rơi vào giấc ngủ sâu. Điều này là bình thường và đừng cố đánh thức trẻ, nhưng nhớ theo dõi trẻ cẩn thận (theo dõi nhịp thở , màu sắc da, vẻ mặt). Không nên cố cho trẻ ăn hoặc uống cho đến lúc trẻ thức dậy và tỉnh táo. Đối với những trẻ có tiền sử co giật do sốt cao, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay lập tức. Nhớ theo dõi sát thân nhiệt của trẻ lúc sốt và cho dùng thuốc hạ sốt kịp thời để tránh co giật tái phát. Lau nhẹ trẻ bằng miếng bọt biển với nước ấm để góp phần làm hạ nhiệt. Không nên dùng thuốc an thần để đề phòng co giật do sốt cao trừ phi có chỉ định của bác sỹ cho những trẻ thường xuyên tái phát.

Sau cơn co giật, đặc biệt là đối với những trẻ bị lần đầu hoặc đối với những cơn co giật không rõ nguyên nhân, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ. Trong thời điểm này, con bạn cần được bác sỹ đánh giá càng sớm càng tốt. Hơn nữa, cần cho trẻ đo điện não đồ sau 6 tháng để chắc chắn rằng cháu không bị động kinh và không có sóng điện não bất thường.

Xin cám ơn BS. Nguyễn Thị Thu Vân / TP Đà Nẵng đã gởi bài này cho WTT
Bài viết thu thập từ trang WebTreTho. Bạn có thể xem thêm tại trang Sức khỏe cho trẻ em tại WebTreTho.

2 comments:

  1. hihi, tính comment vào shout box mà kiếm ko ra, đành type vào đây, mình add link rồi đó

    ReplyDelete
  2. Rất vui khi trao đổi liên kết với bạn.

    Mình không dùng shoutbox vì có nhiều vấn đề phát sinh quá. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này nhé.

    ReplyDelete

Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.

Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.