Navbar


New: Biggest Hiphop News in Vietnamese - DUNKARE MAGAZINE [ Click here to visit ]

Tuesday, April 8, 2008

Người Việt và hoa anh đào

Ngày xưa, khi tôi còn rất nhỏ, bài học đầu tiên mà tôi được học là bài hát:
"Ra vườn hoa em chơi
Dưới ánh nắng vườn hoa tươi đẹp
Em muốn hái một bông hoa hồng
Nhưng cô dặn em đừng hái
Hoa trong vườn là của chung !"
Lời dạy rõ ràng bao gồm 2 ý chính, thứ nhất là dù em muốn hái, nhưng cô vẫn dặn em đừng hái, thứ hai, hoa trong vườn là của chung. Lời dặn có đủ cả lý do, một lý do giản đơn mà ngay cả những đứa trẻ nhỏ mẫu giáo cũng hiểu. Tôi lúc đó cũng không hiểu nhiều, chỉ biết hái hoa là điều rất xấu, và cứ mang tư tưởng đó suốt những năm tháng trung học, cũng như lớn lên sau này.

Ngoài điều đó, còn rất nhiều, rất nhiều thứ mà tôi may mắn được dạy trong trường học, vì thời của tôi, nạn dạy thêm học thêm chưa nhiều, thầy và trò còn nhiều thời gian hơn để nói với nhau những điều lễ nghĩa, những thói cư xử văn hóa...

Sáng nay, nhân đọc bài của báo Tuổi Trẻ, tôi mới biết về một Lễ hội hoa được tổ chức tại Việt Nam, nhưng bài báo không viết "thành công tốt đẹp và mỹ mãn", mà viết về một góc nhìn khác, một nỗi buồn khác. (Tôi tìm trong các báo khác nhưng không có mảng này, hầu hết là "thành công tốt đẹp")

Trích dẫn một đoạn, và dẫn thêm vài hình, chắc mọi người cũng hiểu, nếu ai muốn xem chi tiết thì xem tại trang Tuổi Trẻ Online.

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


(7)


(8)


(9)

Các ảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trích từ báo Dân Trí, ảnh 8, 9 trích từ báo Tuổi Trẻ.

Trong đó, tôi có đọc thấy những lời trách cứ và than vãn của một số người, tại sao lại trách?

"Đó không chỉ là một hành động đáng xấu hổ mà còn làm bạn bè quốc tế nhìn và nghĩ khác về con người Việt Nam".
(Nguyễn Tất Dũng, SV Trường ĐH Kiến trúc)

"Nếu các hành động tương tự của các bạn trẻ cứ tiếp diễn, chắc không chỉ Nhật Bản mà không ít các nước khác sẽ ngần ngại khi dự định tổ chức lễ hội ở VN".
(Nguyễn Hồng Nhung,
HS Trường THPT Nguyễn Huệ - Hà Đông, Hà Tây)


Chúng ta không thể trách, cũng không thể mắng chửi những thanh niên đó được, vì đó là kết quả, là tinh túy của những năm tháng giáo dục mà ra. Trẻ em, thanh niên là rường cột nước nhà, Bác đã dạy như thế. Và Bác cũng đã nói, "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", chúng ta đã trồng một lứa người như thế này, thì chúng ta sẽ gặt hái kết quả như thế này trong một trăm năm nữa, đó là điều tất nhiên, không có gì là lạ cả.

Nhưng đừng bi quan, hãy làm lại từ đầu.
Tôi, xin nhận một phần lỗi, vì tôi biết mà không thể giải thích cho họ hiểu. Nếu tôi có mặt tại buổi hôm đó, có lẽ tôi sẽ ngăn được 1-2 người bằng cách đó. Vậy, tôi xin nhận phần lỗi này.
Còn những phần lỗi khác, ai sẽ nhận?

---------------------------------------------
Xem bài viết gốc tại đây:
- Tuổi Trẻ Online: Nỗi buồn từ lễ hội hoa anh đào: Sao đành "bứt hoa bẻ cành"?!
- Dân Trí Online: Lễ hội hoa anh đào và những hình ảnh chưa đẹp

2 comments:

  1. Có người ví: "Đem tri thức của thánh hiền cho phàm phu tục tử xem, thì cũng giống như đem vàng bạc ngọc trai cho heo chó, chúng sẽ giày xéo và ô uế đi. Làm vậy là có tội với thánh nhân." Tôi thấy cái này là đáng trách lũ người Nhật kìa, làm vậy là có tội với tiền bối bên Nhật lắm, đáng lẽ không nên qua đây tổ chức....

    ReplyDelete
  2. Nhìn vào tháp Maslow là có lời giải chứ gì, khi những nhu cầu cơ bản như ăn uống, ngủ nghĩ v...v... (tầng thấp nhất) chưa được giải quyết, thì làm sao kêu gọi người ta tiến tới bậc cao hơn được... http://iso.psp-warez.net/iso/SSX/SSX_On_Tour.rar

    ReplyDelete

Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.

Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.