"... PHẢI QUYẾT LIỆT HƠN!" Trích từ Thanh Niên Online - 14.01.2008
Vâng, chống tham nhũng là cấp bách, nên cần quyết liệt. Chúng ta không thể làm từ tốn, mà phải quyết liệt hơn nữa. Từ ngàn xưa, dưới thời Nguyễn, Lý, Trần v..v..., thời nào cũng quyết liệt chống tham nhũng, cho đến tận ngày nay, chúng ta cũng phải quyết liệt như ông cha ta. Không thể đợi mọi việc đã rồi thì mới xử lý, mà xử lý quyết liệt từ trong trứng nước. Như Trưởng ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phòng Chống Tham Nhũng Nguyễn Tấn Dũng, đã nêu rõ: “Kết quả PCTN năm qua được nhân dân đồng tình, hoan nghênh và cũng đòi hỏi phải làm quyết liệt hơn” - [xem thêm]. Mọi người thấy đó, phải quyết liệt hơn.Như các vị thấy, tôi cũng rất quyết liệt trong phòng và chống tham nhũng, tham nhũng có khắp mọi nơi, vì thế phải quyết liệt đề phòng. Đừng để người ta thấy mình tham nhũng, phải quyết liệt ngăn chặn ngay từ đầu. Đừng để người ta thanh tra ra mình tham nhũng, vì như thế sẽ thanh bại danh liệt, phải quyết liệt. Và tốt hơn hết, phải ban bố thật nhiều câu nói mang tính quyết liệt hơn nữa, để mọi người biết mình đang rất là quyết liệt phòng và chống tham nhũng.
Dù không muốn, nhưng vì tính chất quyết liệt, chúng ta vẫn phải xử lý, vì thế, mọi người nên quyết liệt, tránh bị xử lý một cách quyết liệt. Dân tộc ta có truyền thống yêu thương nhau, lá lành đùm lá rách, nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến tính quyết liệt của phong trào phòng và chống tham nhũng. Hãy xem các giá trị sau:Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
“Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc một cách thực sự, quyết liệt, khi phát hiện tham nhũng phải xử lý kiên quyết. Chúng ta không ai muốn xử lý, khởi tố đồng chí, cán bộ nào cả, nhưng đã tham nhũng rồi thì dứt khoát phải xử kiên quyết, không bao che”.
Các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thuộc Bộ Công an và Viện KSND tối cao đã phát hiện 584 vụ, 1.299 đối tượng có hành vi tham nhũng, gây thiệt hại hơn 865 tỉ đồng và bước đầu đã thu giữ hơn 112 tỉ đồng.Lấy 112.000.000.000 vnđ chia cho 1.299 đối tượng, ta được 86.220.169 lẻ 4 đồng. Kết quả cho thấy tính chất quyết liệt trong phòng và chống tham nhũng, đến độ ta thu được hơn 80 triệu đồng từ một người tham nhũng, một con số rất quyết liệt. Và có lẽ vì mọi người quyết liệt chống tham nhũng, nên những người đó không dám lấy nhiều hơn, chỉ lấy hơn 80 triệu thôi. À, còn phần thiệt hại cho Nhà nước 865 tỉ đồng thì khó tính lắm, tiền xài rồi sao mà tính được, bỏ qua đi, lo quyết liệt chống tham nhũng to hơn, phần bé đó tính sau.
Đọc đến đây tôi nhớ đến một câu chuyện rất 'quyết liệt' mà tôi có đọc từ hồi bé, đại để như sau:
Một cán bộ gái lớ ngớ từ Hà Nội vào Sài Gòn, trước tham quan, sau mua sắm. Ðứng lóng ngóng tại chợ Bến Thành một lúc, bị một tên vô lại giựt bóp tiền, chạy mất. Cán cái tru tréo ầm ĩ :
- Bớ người ta ! Ăn cắp ! Bắt thằng ăn cắp !
Thấy mọi người chung quanh không có vẻ hưởng ứng, cán gái càng gào to hơn :
- Ăn cướp ! Công an đâu, bắt thằng ngụy ăn cướp !
Thấy cán gái gào mãi đến khan cổ, 1 cụ bà lại bước đến gần bảo :
- Này , khẽ chứ ! Dưới chế độ XHCN làm gì có trộm cướp, chị định bêu riếu để bọn đế quốc nó cười cho đấy à !
Cán cái uất ức :
- Sao lại không, cướp nó vừa giật mất ví tiền của tôi đây này, kêu khản cổ chả ai tiếp đây này !
Cụ bà gật gù, hiểu ra :
- À ra thế! Thế thì chị phải báo động thế này :
'Tiếp thu! Làng nước ơi, chúng nó tiếp thu và quản lý cái ví tiền của tôi rồi!'.
Có lẽ có một phần quyết liệt trong đó, giống như vị Phó viện trưởng này đã tuyên bố quyết liệt thế này:
“Tham nhũng là để vơ vét tiền bạc, của cải. Ta xử lý hình sự là xử lý trách nhiệm cá nhân, thu hồi hết tài sản của kẻ đi vơ vét thì chúng mới sợ” - Phó viện trưởng Viện KSND tối cao Hoàng Nghĩa Mai (nguồn: vksndtc.gov)Đến đây tôi thấy mình đã rất, rất là quyết liệt, chịu không nổi, tôi đành dừng bút.
Bài viết của tôi cũng rất là quyết liệt.
----------------------------------
P/S: Nghĩa của từ 'quyết liệt' được dùng tùy theo ngữ cảnh, đôi khi nó quyết liệt đôi chút, mong bà con quyết liệt thông cảm.
Cần quyết liệt thật! Chứ cứ để thế đất nước sao khá nổi
ReplyDelete