Bàn về xung khắc Việt Trung trên biển
Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc châu
Căng thẳng đang dâng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (Spratlys) sau khi lại xảy ra một vụ đụng độ bạo lực nữa trong khu vực ngoài khơi giàu dầu lửa này.
Tàu hải quân Trung Quốc hôm 9/7 đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách TP Hồ Chí Minh 350km.
Các nguồn tin quân sự cho hay một thuyền của Việt Nam đã chìm trong vụ tấn công nay. Một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương.
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ đài BBC, Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc châu, cho biết: "Các sỹ quan hải quân Việt Nam nói các tàu của Trung Quốc đã có hành động gây hấn một thời gian nay."
GS Thayer: Đây rõ ràng là biến cố thứ hai trong vòng ba tháng vừa qua. Nó cho thấy các tàu của Trung Quốc ngày càng hoạt động mạnh hơn đẩy thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trở về. Tôi không nghĩ rằng đây là chiến lược mới của Trung Quốc, thế nhưng những quan chức quân sự của Việt Nam mà tôi có dịp nói chuyện cho biết từ năm ngoái đến năm nay, mỗi khi có tàu đánh cá hay tàu hải quân của Việt Nam vào khu vực tranh chấp thì họ sẽ phải đương đầu với sự đe dọa của Trung Quốc.
BBC: Theo ông, tại sao Việt Nam vẫn không lên tiếng mặc dù vụ việc này đã xảy ra cách đây cả chục ngày rồi?
GS Thayer: Theo tôi thì thứ nhất là họ còn đang đợi có thêm thông tin. Vụ đụng độ lần trước xảy ra khi ông Triết đi thăm Bắc Kinh và ông ta cũng im lặng. Về mặt công khai thì cả hai phía đều nói họ sẽ có các hành động để không làm tồi tệ thêm tình hình. Thế nên theo tôi Việt Nam phải chờ đợi để tìm hiểu thực tế là như thế nào, có phải các ngư đang đi vào vùng tranh chấp hay không, và có thể họ sẽ đưa ra phản đối riêng chứ không công khai.
BBC: Cái vùng tranh chấp mà ông nói thì nó khó phân định đến đâu?
GS Thayer: Hai phía mới chỉ phân định ở vịnh Bắc Bộ, trong khi vụ việc này xảy ra ở dưới phía nam. Theo thông tin của tôi thì tại khu vực đảo Trường Sa và hai khu vực khác, hai phía vẫn chưa nhất trí được về cách phân định ranh giới, và điều này là không thể vì cả hai đều có sự hiện diện lẫn lộn tại đây. Vịnh Bắc Bộ không có các đảo nhô lên nên người ta mới phân định được đường biên cũng như khu vực đánh cá chung. Thế còn tại quần đảo Trường Sa thì cả hai phía đều tuyên bố chủ quyền tại nhiều khu vực, thế nên cần có thiện chí của cả hai bên thì mới ngăn ngừa được những biến cố như thế này xảy ra.
BBC: Theo ông thì biến cố này sẽ có hậu quả như thế nào tới quan hệ song phương?
GS Thayer: Theo tôi thì hiện nay trong khi vấn đề này vẫn đang được giữ im lặng, cả hai phía đều muốn giải quyết về mặt ngoại giao. Những biến cố như thế này đôi khi vẫn xảy ra, và người ta phải đợi quyết định ở cấp cao nhằm thể hiện sự kiểm soát và ảnh hưởng đối với những vấn đề mà về cơ bản là thuộc về các cơ sở làm ăn tư nhân, trong trường hợp này là những ngư dân. Nói chung cũng khó để chính phủ kiểm soát chuyện này; tuy nhiên tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần nêu rõ quan điểm là việc các lực lượng vũ trang TQ bắn, giết hay đánh chìm ngư dân Việt Nam không phải là cách hành xử hợp lý. Thay vào đó, người ta nên bắt giữ, đưa ra xét xử hay phạt những ngư dân vi phạm thì hơn. Cả hai nước, Trung Quốc và Việt Nam, cần phải chỉ thị cho các tàu quân sự tránh dùng vũ lực gây chết người như trong trường hợp này.
BBC: Tác động của vụ này đối với việc giải quyết các tranh chấp trên quần đảo Trường Sa là như thế nào thưa ông?
GS Thayer: Theo tôi thì tác động của nó không nhiều, nhưng nó cũng là chỉ dấu khiến các bên liên quan cấp cao hơn lo ngại. Chính phủ VN thì bây giờ đang rất muốn tập đoàn dầu lửa Anh Quốc tiếp tục triển khai công việc thăm dò, thế nhưng việc Trung Quốc phản đối khiến cho BP đã phải ngừng dự án. Những vụ việc như thế này là bị liệt vào dạng hoạt động mà hai phía đã nhất trí là không gây ra để làm xáo trộn tình trạng hiện thời. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một dạng thỏa thuận mơ hồ và hai phía cần phải gia tăng các hành động để giảm bớt đi những mơ hồ khó hiểu tại khu vực này.
BBC: Thế ông có cho là Việt Nam nên gia tăng khả năng quân sự, đặc biệt là cho lực lượng hải quân, để đối phó với những biến cố như thế này trong tương lai?
GS Thayer: Thì Việt Nam đã làm việc này trong mấy năm vừa qua rồi, họ mua các thiết bị của Nga, như tàu chiến cơ động mà có thể xuất hiện tại mọi nơi, và trong biến cố mới nhất đây thì một chiếc BPS 500 đã có mặt ngay thế nhưng nó phải đứng từ xa vì khả năng hỏa lực của chiếc tàu chiến Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Khả năng quân sự như thế là cũng có vấn đề, nhưng trong trường hợp này, ít nhất Việt Nam đã có sự hiện diện và có thể báo cáo lại những gì họ thấy đã xảy ra.
BBC: Theo ông thì căng thẳng này liệu có gia tăng thêm, và nó có thể tồi tệ đến đâu?
GS Thayer: Tôi nghĩ đây chỉ là một biến cố riêng rẽ và sẽ không dẫn tới tình hình quá tồi tệ thêm. Tôi nghĩ cả hai phía sẽ thảo luận về những gì đã xảy ra, vì đây là một vụ việc đặc biệt, làm tổn thất sinh mạng người. Việt Nam có thể sẽ không nêu công khai biến cố này để tránh lên án trước khi thương lượng, nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề đáng được nêu lên cả ở cấp ngoại giao và cuối cùng là ở cấp cao nhất.
CHÚNG TA PHẢI LÀM SAO???
AI TRẢ LẠI CÔNG BẰNG CHO NHỮNG NGƯ DÂN VÔ TỘI???
SỰ VIỆC SẼ CÒN ĐI ĐẾN ĐÂU???
AI TRẢ LẠI CÔNG BẰNG CHO NHỮNG NGƯ DÂN VÔ TỘI???
SỰ VIỆC SẼ CÒN ĐI ĐẾN ĐÂU???
Một số bài liên quan:
Diễn biến mới tại Trường Sa
Vấn đề biên giới hoàn tất vào năm 2008
No comments:
Post a Comment
Người viết chịu trách nhiệm về những gì người đó đăng tải tại đây, vì thế Ngôi nhà nhỏ không duy trì sự kiểm duyệt comments.
Trong một số trường hợp nhất định, việc loại bỏ những comments không thích hợp nhằm duy trì một môi trường lành mạnh và thân thiện, là cần thiết tại Ngôi nhà nhỏ.